Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi
04/01/2022

Ở mốc 12 tháng, con đã thành thạo một loạt kỹ năng, phản xạ xã hội như ngồi vững, biết đi, tập nói, có cá tính và cảm xúc. Ba mẹ cần lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ sơ sinh12 tháng tuổi - Mốc tăng trưởng rất quan trọng trên hành trình khôn lớn của bé? Hãy cùng tìm hiểu về cách chăm sóc bé trong giai đoạn đặc biệt này tại đây ba mẹ nhé!

Sự phát triển của trẻ 12 tháng tuổi

Chiều cao của trẻ 12 tháng tuổi tăng 50% so với lúc chào đời, cân nặng của bé cũng thường tăng 3 lần so với cân nặng trong những ngày đầu sau sinh. Ngoài ra, bộ não của em bé đạt 60% kích thước não người trưởng thành.

Phát triển thể chất-chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi

Khi chạm mốc 12 tháng tuổi, trẻ đã thành thạo nhiều kỹ năng, phản xạ cơ bản như ngồi vững, tự đứng vững, di chuyển chập chững bằng đôi chân của mình. Con bò rất thành thạo, khám phá liên tục, tự lập và chủ động trong việc đưa thức ăn vào miệng, có thể lật giở các trang truyện, dùng tay để bấm nút phát nhạc.

Em bé thích tạo âm thanh lớn để làm người lớn giật mình, rất hứng thú khi được tự mình khám phá đó đây. Đôi khi con còn thích xô ngã và đẩy mọi vật để thử hoạt động của chúng.

Phát triển trí tuệ-chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi

Trong giai đoạn 12 tháng tuổi, trẻ đã hình thành một số cảm xúc riêng, sẽ hờn giận, buồn, dỗi nếu ba mẹ mắng và nặng lời. Bé cũng đã diễn đạt được nhu cầu của mình thông qua hành động gật, lắc, vươn tay. Đôi lúc, em bé sẽ lo lắng, bất an khi không thấy bố mẹ gần bên. 12 tháng tuổi là tuổi của mọi cung bậc cảm xúc. Các sắc thái cảm xúc của trẻ sẽ được thể hiện rất mạnh trong giai đoạn này.

Em bé sẽ học cách phát âm và nói được một vài chữ ngọng nghịu. Thời điểm này con rất thích giao tiếp, tìm kiếm niềm vui. Mẹ có thể mở nhạc vui nhộn, tổ chức trò chơi hay mời bạn bè đến tham gia cùng bé để con được học hỏi nhiều hơn.

Dinh dưỡng trong chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi

Khi bé đã tập đi, con sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Do đó mẹ nên đảm bảo con được bú ít nhất 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 250ml. Bên cạnh đó, con cần thêm 3 bữa chính và 2 bữa phụ để đảm bảo dinh dưỡng trong giai đoạn này.

Trẻ 1 tuổi có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn, bao gồm cả sữa bò, mật ong, trứng. Ngoài ra, khi con tỏ ra hứng thú với dạng thức ăn mềm khác như bún, phở, nui đã được cắt nhỏ, mẹ cũng có thể cho con thử. Bé đã dễ dàng tiêu hóa được các món phụ như sữa chua, váng sữa, trái cây…

Mẹ lưu ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm chứa nhiều vitamin A, C, D trong khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Cho bé ăn nhiều rau để dễ tiêu hóa, uống nhiều nước để tinh thần thư thái, hạn chế các đồ có lượng đường, muối và mỡ cao.

Giấc ngủ-chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi

Trẻ 12 tháng tuổi vẫn cần 2 giấc ngủ ngày và một giấc ngủ đêm. Tổng thời gian ngủ của trẻ khoảng 13 - 14 tiếng/ngày.

Tiêm phòng vắc - xin chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi

Thời điểm 12 tháng tuổi là thời điểm quan trọng mà mẹ cần tiêm một loạt mũi tiêm để bảo vệ sức khỏe của bé, bao gồm:

  • Vắc - xin phòng cúm.
  • Vắc - xin phòng viêm gan B.
  • Vắc - xin phòng bệnh thủy đậu.
  • Vắc - xin phòng viêm não Nhật Bản.
  • Vắc - xin DTaP nhắc lại nhằm ngăn ngừa uốn ván, bạch hầu, ho gà.
  • Vắc - xin Synflorix phòng viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não do phế cầu.

Chăm sóc trẻ 12 tháng tuổi là mốc quan trọng trong cuộc đời của trẻ. Ba mẹ có thể tổ chức một bữa tiệc sinh nhật nhỏ vào ngày con tròn 1 tuổi để con được gặp gỡ bạn bè, học hỏi kỹ năng và có nhiều khoảnh khắc, kỉ niệm đáng nhớ bên bố mẹ. Chắc chắn sẽ hôm ấy sẽ là một ngày rất vui và ý nghĩa đấy!

Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Xem thêm:

Chăm sóc trẻ sơ sinh 11 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh 10 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi
Khi trẻ 9 tháng tuổi đây là thời kì vô cùng quan trọng trong sự phát triển của bé. Lúc này bé đã có những hành động ngộ nghĩnh cùng chế độ dinh dưỡng phát triển và ăn nhiều hơn
Chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi
Khi được 7 tháng tuổi con có thể sẽ mọc răng và có nhu cầu ăn dặm rõ rệt. Đây là thời điểm ba mẹ cần có kiến thức về cả sức khỏe và tâm lý để biết cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store