Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
04/01/2022

Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi là vô cùng cần thiết biết cách chăm sóc đúng cách ba mẹ sẽ giúp con phát triển toàn diện và thông minh hơn. Mẹ không thể bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

Thời điểm 3 tháng sau sinh, con đã có sự thay đổi khá rõ rệt về cân nặng và chiều cao. Trong giai đoạn này, các bé trai sẽ nặng khoảng 5,7 đến 7,2 kg và các bé gái sẽ nặng khoảng 5,3 đến 6,6 kg. Cân nặng của các con đã tăng gấp đôi so với thời điểm mới chào đời nên không mặc vừa các bộ đồ sơ sinh nữa. 

Vậy nên, trong giai đoạn này mẹ nên lưu ý mua sắm trang phục sao cho con cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Trong thời gian tới, con sẽ tiếp tục phát triển rất nhanh về cân nặng và chiều dài, vì vậy ba mẹ đừng mua quá nhiều trong một lần và chỉ mua một kích cỡ. Hãy mua đồ để con có thể sử dụng trang phục cho vài tháng sau.

Chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi phát triển

Lúc này trẻ đã phát triển về thể chất, âm thanh, thị giác,...Phản ứng với âm thanh, Kỹ năng vận động: Khi được đặt nằm sấp, con có thể nâng đầu khoảng 45 độ do cơ cổ của con đã khỏe hơn nhiều so với thời điểm 1 tháng, Giao tiếp được với các giọng nói

Sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi

Trẻ 3 tháng tuổi sẽ đạt đến những cột mốc mới xung quanh 3 khía cạnh: Thể chất, cảm xúc và nhận thức.

Phản ứng với âm thanh: Các giác quan của bé phát triển rõ rệt khiến con quay đầu và hướng về nơi có âm thanh. Con bắt đầu nhận ra những âm thanh quen thuộc và chú ý đến nó.

Kỹ năng vận động: Khi được đặt nằm sấp, con có thể nâng đầu khoảng 45 độ do cơ cổ của con đã khỏe hơn nhiều so với thời điểm 1 tháng.

Giao tiếp được với các giọng nói: Sự mấp máy, bập bẹ này của bé thể hiện mong muốn đáp lại những gì bé đã nghe được. 

Những hoạt động kích thích sự phát triển cho bé 3 tháng tuổi

Một số hoạt động phù hợp với trạng thái thể chất và sức khỏe của bé 3 tháng tuổi mẹ có thể thử cho bé như:

Gọi tên của bé: Hãy lặp lại tên của bé càng thường xuyên càng tốt. Con sẽ có phản xạ quen dần với cái tên này và ghi nhớ nó là âm thanh để gọi mình. Hãy gọi tên con khi trò chuyện, hát hay đọc truyện cho con nghe.

Thực hành hỗ trợ đầu: Bé 3 tháng tuổi khá cứng cáp để mẹ thực hiện động tác này. Ba mẹ hãy ngồi ở vị trí bằng phẳng, thoải mái, co nhẹ đầu gối và lấy đùi làm điểm tựa cho cổ và lưng bé, sau đó ba mẹ có thể trò chuyện và vui đùa cùng con. Động tác này khiến cho bé chú ý hơn trong giao tiếp và tăng sự gắn kết giữa ba mẹ và bé.

Đưa đồ chơi cho bé: Khi cho bé chơi đồ chơi, mẹ có thể đặt ngửa hoặc sấp để con nỗ lực, cố gắng vươn tay ra lấy món đồ. Với tư thế nằm sấp con sẽ được kích thích vận động toàn thân và rèn luyện sức khỏe. Những đồ chơi kích thích sự hứng thú của con nên có màu sặc sỡ, sạch sẽ, dễ cầm nắm nhưng ko quá nhỏ khiến con dễ nuốt nghẹn.

Cách chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi

Ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ: Không cho con tiêu thụ bất cứ loại nước nào, thậm chí là nước lọc hay sữa bò… Vì trong sữa mẹ đã có đủ nước và chất dinh dưỡng cho bé. Việc cho bé uống những thứ nước trên có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, lượng natri trong máu gây nguy hiểm cho con.

Kích thích kỹ năng: Khi trẻ được 3 tháng tuổi, khả năng phản ứng với âm thanh của con đã rất phát triển, ngoài ra con cũng học được những biểu cảm thú vị. Ba mẹ hãy chơi trò ú òa, nói chuyện hoặc làm những hành động hài hước một cách thường xuyên để làm con cười nhiều hơn. Ngoài ra mẹ có thể cho con ra ngoài chơi để con có cơ hội tiếp xúc với môi trường xung quanh nhiều hơn.

Lưu ý cẩn thận: Trong giai đoạn này, con đã có nhiều hoạt động hơn, vì vậy nguy cơ gặp nguy hiểm cũng tăng lên. Hãy đảm bảo chỗ nằm của con nên cách xa cửa sổ, thuốc, vật nhọn, nước nóng, đồ vật có kích thước nhỏ...

Nhu cầu ăn của bé: Sau 3 tháng mẹ đã có kinh nghiệm để phân biệt tiếng khóc đòi bú hay tiếng khóc vì đau bệnh của bé. Bé đã lớn nên nhu cầu ăn cũng bé cũng nhiều hơn. Con có thể bú mẹ hoặc bú bình đều được. Nếu con được bú bình, có thể giấc ngủ của con sẽ dài hơn một chút.

Giấc ngủ của trẻ: Thông thường, trẻ 3 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 14 đến 15 giờ mỗi ngày. Giấc ngủ đêm của con sẽ có xu hướng sâu hơn, kéo dài từ 4 đến 5 giờ do hệ thống thần kinh của con đang trưởng thành, dạ dày lớn hơn trước nên chứa được lượng lớn sữa, đủ để con không thức dậy vì đói. Tuy nhiên trẻ vẫn chưa ngủ xuyên đêm, có thể thức dậy 1 đến 2 lần để bú rồi sẽ ngủ lại nên ba mẹ cần lưu ý vỗ về hoặc cho ăn kịp thời để con không mất giấc.

Mong rằng những kiến thức trên đây sẽ giúp ba mẹ có sự chăm sóc trẻ 3 tháng tuổi phù hợp. Thời điểm này con lớn rất mau và được nhìn con phát triển mỗi ngày là một điều rất hạnh phúc đó, hãy trân trọng khoảnh khắc này ba mẹ nhé!

Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Xem thêm:

Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi

Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Chăm sóc trẻ sơ sinh 9 tháng tuổi
Khi trẻ 9 tháng tuổi đây là thời kì vô cùng quan trọng trong sự phát triển của bé. Lúc này bé đã có những hành động ngộ nghĩnh cùng chế độ dinh dưỡng phát triển và ăn nhiều hơn
Chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi
Khi được 7 tháng tuổi con có thể sẽ mọc răng và có nhu cầu ăn dặm rõ rệt. Đây là thời điểm ba mẹ cần có kiến thức về cả sức khỏe và tâm lý để biết cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store