Khi con bước sang tháng thứ 5 đã có nhiều sự thay đổi lớn về nhận thức và con có nhiều kĩ năng hơn, và sự tăng trưởng về cân nặng cũng như chiều cao. Vậy mẹ và ba đã biết cách chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi chưa? Hãy đọc những lời tâm sự dưới đây để có thể chăm con đúng cách nhé ba mẹ.
Khi bé được 5 tháng thì tăng trưởng về chiều cao của bé gái là 6,1 -7,8 kg, cao 61,8 - 66,2cm, bé trai 6,7-8,4kg, cao 63,8- 68cm. Tùy từng bé sẽ có cân nặng khác nhau nếu bé không đạt cân nặng trên thì mẹ cũng không nên quá lo lắng nhé.
Tháng 5 cũng là tháng bé chuẩn bị được bắt đầu một loại thức ăn mới, đó là thức ăn rắn. Con nên ăn dặm khi được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ phát triển nhanh, khỏe mạnh và tỏ ra hứng thú với thức ăn rắn từ sớm thì mẹ cũng có thể cho trẻ thử nghiệm một lượng nhỏ để làm quen trong giai đoạn này.
Lưu ý, dù con có bắt đầu ăn dặm nhưng đây chỉ là bước làm quen với dạng thức ăn mới, vì vậy ba mẹ không cần băn khoăn nhiều về hàm lượng dinh dưỡng từ thức ăn rắn. Vì nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưới 1 tuổi vẫn đến từ sữa mẹ hoặc sữa công thức là chính.
Những sự lựa chọn thích hợp cho trẻ tập ăn dặm là ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, hoa quả…
Đưa đồ chơi cho bé: Khi cho bé chơi đồ chơi, mẹ có thể đặt ngửa hoặc sấp để con nỗ lực, cố gắng vươn tay ra lấy món đồ. Với tư thế nằm sấp con sẽ được kích thích vận động toàn thân và rèn luyện sức khỏe. Những đồ chơi kích thích sự hứng thú của con nên có màu sặc sỡ, sạch sẽ, dễ cầm nắm nhưng ko quá nhỏ khiến con dễ nuốt nghẹn.
Gọi tên của bé: Hãy lặp lại tên của bé càng thường xuyên càng tốt. Con sẽ có phản xạ quen dần với cái tên này và ghi nhớ nó là âm thanh để gọi mình. Hãy gọi tên con khi trò chuyện, hát hay đọc truyện cho con nghe.
Thực hành hỗ trợ đầu: Bé 4 tháng tuổi khá cứng cáp để mẹ thực hiện động tác này. Ba mẹ hãy ngồi ở vị trí bằng phẳng, thoải mái, co nhẹ đầu gối và lấy đùi làm điểm tựa cho cổ và lưng bé, sau đó ba mẹ có thể trò chuyện và vui đùa cùng con. Động tác này khiến cho bé chú ý hơn trong giao tiếp và tăng sự gắn kết giữa ba mẹ và bé.
Ở mốc 5 tháng tuổi, con sẽ đạt được những kỹ năng và phản xạ cơ bản nêu trên. Trong trường hợp thấy con phản ứng chậm hoặc không phản ứng thì mẹ hãy đến bệnh viện hoặc phòng khám để xin thêm lời khuyên của bác sĩ nhé!
Xem thêm:
Chăm sóc trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi
Chăm sóc trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí