Tình trạng trẻ “ngủ ngày cày đêm” có lẽ là cơn “ác mộng” với nhiều ba mẹ, nhất là những người trẻ mới có con đầu. Việc “ngủ ngày cày đêm” của con khiến ba mẹ bị xáo trộn lịch sinh hoạt, từ đó tinh thần và thể chất thường trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống. Vậy nguyên nhân của tình trạng bé ngủ ngày thức đêm là gì và ba mẹ phải xử lý ra sao khi gặp tình trạng trên? Hãy cùng tìm câu trả lời tại bài viết sau đây ba mẹ nhé!
Trong khi ban ngày con ngủ lăn lóc, gọi thế nào cũng không dậy thì đêm lại vô cùng tỉnh táo, mắt mở to và liên láu đùa nghịch với ba mẹ. Ba mẹ và các thành viên trong gia đình đang cảm thấy kiệt sức và không hiểu sao con lại có thói quen bé ngủ ngày thức đêm như vậy?
Theo Burlington Ont – chuyên gia tư vấn của Alanna McGinn (Canada), nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ ngủ ban ngày thức ban đêm là do trẻ có sự nhầm lẫn giữa ngày và đêm, vì mới chào đời nên chưa tuân theo được nhịp điệu sinh học đúng.
Bác sĩ Leigh Anne Newhook (Canada) cho rằng, khi trong bụng mẹ trẻ được cung cấp dinh dưỡng liên tục, khi chào đời con không được cho ăn một khoảng thời gian dài vào ban đêm dẫn đến việc bé đói và tỉnh giấc hơn thông thường.
Nhìn chung, tình trạng trẻ ngủ ngày cày đêm là một hiện tượng rất bình thường. Nếu ba mẹ kỳ vọng rằng con có thể tuân theo lịch sinh học của người lớn thì đây quả là kỳ vọng nặng nề đối với các con. Hãy kiên nhẫn và giúp con tập thích nghi với thế giới mới.
Thật khó khi tác động vào giấc ngủ ban ngày của con để con có thói quen ngủ đêm vì nhìn chung, đây là hành động không được khuyến cáo. Trẻ sơ sinh sẽ cần ngủ rất nhiều trong thời gian đầu, thời gian ngủ có thể lên tới 16 - 18 tiếng và trong lúc ngủ, con đang lớn. Vì vậy, dẫu có mệt nhọc thì ba mẹ hãy cố gắng tập dần cho bé, tác động cho bé điều chỉnh dần hành vi chứ không nên can thiệp và chi phối một cách thô bạo chỉ để dễ dàng hơn trong việc nuôi bé.
Dưới đây là một số lưu ý nhỏ giúp ba mẹ sẽ cải thiện được tình trạng trên:
Ban đầu có thể ba mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi về lịch trình sinh hoạt bé ngủ ngày thức đêm, tuy nhiên sau 3 tháng tuổi, mọi thứ sẽ vào nhịp, vào nếp và khiến ba mẹ dễ thở hơn. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, ba mẹ hãy nhờ sự trợ giúp của người thân để bớt áp lực nhé!
Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí