Chỉ số tăng trưởng đạt chuẩn của trẻ sơ sinh là điều nhiều ba mẹ quan tâm khi nuôi con nhỏ? Như thế nào là đạt chuẩn, như thế nào là còi cọc hoặc béo phì? Ba mẹ cùng tham khảo ngay bảng chiều cao, cân nặng tiêu chuẩn của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn dưới đây để có câu trả lời nhé!
Các ba mẹ trên thế giới luôn băn khoăn không biết em bé nhà mình có phát triển đều đặn, cân đối hay yếu ớt, thấp bé so với lứa tuổi hay không. Vì vậy, vào năm 2007, Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã đưa ra bảng tổng hợp số liệu mô phỏng lại quá trình và cột mốc tăng trưởng của các bé sẽ đạt được trong từng giai đoạn.
Số liệu trong bảng thống kê chỉ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng chỉ là một tiêu chuẩn được lấy từ trung bình chung, vì vậy em bé của ba mẹ không nhất phải chính xác tới từng số liệu mới được coi là khỏe mạnh. Chỉ cần con nằm trong giới hạn cho phép thì vẫn được đánh giá là phát triển ổn định.
Mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng phát triển khác nhau, nếu con phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn mức khuyến cáo thì ba mẹ cũng đừng quá băn khoăn. Những bà mẹ Việt Nam hay xem trọng cân nặng nên thường lo lắng rằng con đang gầy yếu. Nếu con không đạt được các chỉ số cân nặng như tiêu chuẩn nhưng khả năng ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ, bé nhanh nhẹn, lanh lợi đạt được những cột mốc phát triển theo từng giai đoạn thì cũng được đánh giá là tăng trưởng tốt, đúng mức.
Việc theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của em bé sơ sinh là việc ba mẹ nên làm trong suốt quá trình lớn lên của trẻ để đảm bảo con phát triển bình thường theo từng giai đoạn.
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của bé gái từ giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi:
Bảng cân nặng và chiều cao của bé sơ sinh giai đoạn từ 0 đến 12 tháng:
Có nhiều yếu tố quyết định chiều cao và cân nặng của trẻ, bên cạnh yếu tố di truyền thì cũng có một số yếu tố khác có tác động không nhỏ trong việc hình thành nên vóc dáng của con:
Sức khỏe thai kỳ: Nếu trong lúc mang thai mẹ không bổ sung đầy đủ dưỡng chất một cách hợp lý hoặc có các hành vi có hại đến sức khoẻ như sử dụng chất kích thích, uống rượu,hút thuốc lá hay làm việc, tiếp xúc môi trường độc hại thì em bé sinh ra có thể sẽ nhẹ cân hoặc cân nặng quá lớn.
Rối loạn nhiễm sắc thể: Tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể khi mang thai có thể gây ra các bệnh lý di truyền do đột biến nhiễm sắc thể. Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến con có chiều cao và cân nặng bất thường so với chỉ số trung bình.
Tuổi thai: Bé sinh non có thể nhẹ cân, miễn dịch yếu.
Dinh dưỡng: Trẻ sơ sinh sẽ có biểu hiện chậm lớn, còi cọc nếu không được bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ cần ăn uống đầy đủ và cân đối để có lượng sữa ổn định và chất lượng cho bé.
Nội tiết tố: Nếu bé bị rối loạn và mất cân bằng hormone thì sự tăng trưởng của trẻ cũng bị ảnh hưởng.
Các bệnh lý: Các bệnh cấp tính, mãn tính có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng của bé và trở thành vòng luẩn quẩn. Trong đó các bệnh lý đường tiêu hoá có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thu dinh dưỡng của bé.
Giấc ngủ: Giấc ngủ trong giai đoạn sơ sinh rất quan trọng trong quá trình phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Nếu thiếu ngủ, trẻ sẽ thường có biểu hiện lờ đờ, mỏi mệt, hay gắt, bỏ ăn, chậm lớn.
Giới tính: Bé gái thường có chỉ số cơ thể nhỏ hơn bé trai.
Mong rằng những kiến thức trên đây đã giúp bố mẹ có thêm hiểu biết về tốc độ tăng trưởng của bé yêu nhà mình. Chiều cao và cân nặng của con hoàn toàn có thể cải thiện một cách tích cực thông qua dinh dưỡng, chế độ ngủ nghỉ, sinh hoạt hợp lý, vì vậy hãy chăm sóc bé chu đáo từ những điều nhỏ nhất để con mau lớn và phát triển khỏe mạnh ba mẹ nha!
Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí