Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Mẹ bầu cần làm gì để giải quyết cơn đau nhức răng
17/12/2021

Nha khoa và các vấn đề răng miệng là nỗi lo với nhiều mẹ bầu. Các mẹ có thể gặp các triệu chứng như đau nhức, sưng nướu hay thậm chí là chảy máu chân răng trong thai kỳ. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng trên và phương pháp chữa trị phù hợp nhất cho tình trạng đó, mẹ đọc ngay nhé!

Nguyên nhân khiến răng nhạy cảm hơn khi mang thai

Dưới đây là một số lí do chính khiến răng nhạy cảm hơn trong thời gian mang thai:

Sự thay đổi của nội tiết tố

Trong thời gian mang thai, một lượng lớn các nội tiết tố sẽ được sản sinh. Ngoài những ảnh hưởng về cân nặng, tâm trạng, các nội tiết tố còn giúp tăng lượng máu bơm từ tim thêm 30-50%. Chính vì những thay đổi này ảnh hưởng đến việc kiểm soát vi khuẩn trong cơ thể, khiến các mẹ dễ mắc phải vấn đề về răng miệng như viêm nướu.

Việc gia tăng lượng máu đến nướu gây ảnh hưởng đến sự nhạy cảm của răng, làm cho răng phản ứng mạnh hơn với một số thực phẩm và nhiệt độ nhất định, dẫn đến đau nhức răng.

Thiếu hụt canxi

Từ tuần thai thứ 7, cơ thể mẹ phải cung cấp một lượng lớn canxi cho thai nhi khi hệ xương ở trẻ bắt đầu được hình thành, nhu cầu bổ sung canxi cho cơ thể bà bầu cũng từ đó tăng lên. Khi canxi không được bổ sung một cách đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi ở mẹ bầu.

Thiếu hụt canxi sẽ khiến răng trở nên yếu hơn, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, gây ra sâu răng. Đây là nguyên nhân khiến các mẹ thường hay cảm thấy đau nhức răng trong thời gian mang thai.

Tình trạng ốm nghén

Cảm giác buồn nôn, nôn ói thường xuất hiện trong ba tháng đầu khi mang thai, có những mẹ sẽ bị lâu hơn. Nôn ói sẽ khiến axit từ dạ dày trào ngược lên khiến răng trở nên nhạy cảm. Tình trạng nôn ói kéo dài cũng sẽ làm mất dần đi khoáng chất trong răng, khiến răng trở nên dễ ê buốt và đau nhức.


Có một số cách giúp cải thiện tình trạng đau nhức, ê buốt răng chLàm thế nào để giảm thiểu cơn đau nhức răng khi mang thaio mẹ bầu tại nhà.

Lưu ý nhiệt độ thực phẩm khi sử dụng

Do nhạy cảm bởi nội tiết tố, răng các mẹ có thể sẽ bị tác động nhiều hơn bởi nhiệt độ, tùy vào cơ thể của mỗi người mà nhiệt độ nóng sẽ ảnh hưởng hơn nhiệt độ lạnh hoặc ngược lại. Vì thế việc lưu ý nhiệt độ thực phẩm khi sử dụng sẽ giúp giảm thiểu những cơn đau nhức và ê buốt.

Giảm lượng đường tiêu thụ

Một số mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy thèm ngọt khi mang thai. Tuy nhiên, những thức ăn và đồ uống chứa nhiều đường sẽ làm yếu đi men răng khiến răng bị ê buốt, đồng thời tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây sâu răng.

Sử dụng kem đánh răng chuyên dùng cho răng nhạy cảm

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Việc sử dụng những sản phẩm chuyên dùng này sẽ giúp các mẹ giải quyết được phần nào việc ê buốt và đau nhức. Để lựa chọn sản phẩm phù hợp, các mẹ có thể xin ý kiến từ nha sĩ để được tư vấn một cách chính xác nhất.

Sử dụng bàn chải đầu nhỏ và lông mềm

Trong thời kỳ mang thai, nướu và lợi của mẹ sẽ rất dễ bị tổn thương nếu sử dụng các loại bàn chải quá thô và to, vì vậy, sử dụng một chiếc bàn nhỏ đầu nhỏ với lông mềm kết hợp chải răng nhẹ nhàng sẽ giúp răng vẫn được làm sạch mà không gây ảnh hưởng đến nướu hay lợi, giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng.

Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau nhức răng khi mang thai và các biện pháp giúp phòng ngừa tại nhà an toàn. Mong rằng bài viết sẽ giúp các mẹ giải quyết được vấn đề nha khoa thai kỳ và có một hành trình mang thai thật khỏe mạnh.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Nhổ răng khôn khi đang mang thai có an toàn không?
Hiện tượng mọc răng khôn thường gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, các mẹ bầu thường băn khoăn rằng liệu nhổ răng khôn khi đang mang thai
Cách chữa sâu răng an toàn cho mẹ bầu
Khi mang thai, mẹ bầu thường dễ mắc phải các bệnh về răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Ngoài những cơn đau nhức, sâu răng còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store