Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Nhổ răng khôn khi đang mang thai có an toàn không?
17/12/2021

Hiện tượng mọc răng khôn thường gây ra nhiều đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, các mẹ bầu thường băn khoăn rằng liệu nhổ răng khôn khi đang mang thai có an toàn không? Hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để có được những lời khuyên hữu ích xoay quanh vấn đề này mẹ nhé!

Tại sao phụ nữ khi mang thai thường gặp các vấn đề về răng miệng?

Răng khôn là răng cuối cùng của hàm, thường mọc ở người trong độ tuổi từ 17 đến 25. Hiện tượng này có thể khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội, gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, sinh hoạt, giao tiếp.

Đặc biệt, đối với phụ nữ mang thai, mọc răng khôn nhiều khi còn gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nguyên nhân là do cơ thể mẹ bầu lúc này có sự thay đổi của các hormone khiến nướu răng dễ bị sưng viêm, vi khuẩn tích tụ. Bên cạnh đó, lượng canxi không ổn định trong suốt thai kỳ cũng tạo điều kiện cho các bệnh răng miệng phát triển mạnh mẽ.

Có nên nhổ răng khôn khi đang mang thai không?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, phụ nữ khi đang mang thai không nên nhổ răng khôn vì bất cứ sự can thiệp nào cũng gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của em bé. Cơ thể mẹ bầu lúc này rất nhạy cảm, yếu ớt, việc nhổ răng khôn có thể dẫn đến nhiễm trùng và những biến chứng nguy hiểm khó lường trước. Đặc biệt, nếu muốn nhổ răng, mẹ cần chụp phim X-quang, sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, gây tê. Đây đều là những yếu tố gây hại cho thai nhi.

Nên nhổ răng khôn vào thời điểm nào là an toàn nhất?

Trước khi mang thai là thời điểm thích hợp nhất để mẹ nhổ răng khôn vì lúc này, mẹ sẽ có đủ điều kiện sức khỏe và cũng không phải lo ngại những ảnh hưởng tiêu cực tới em bé. Hơn nữa, nếu nhổ răng trước khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có đủ thời gian để nghỉ ngơi và lành vết thương.

Ngày nay, khoa học kỹ thuật ngày một phát triển, với sự hỗ trợ của các trang thiết bị y tế hiện đại, việc nhổ răng khôn không còn quá phức tạp và để lại nhiều đau đớn. Mẹ sẽ nhanh chóng phục hồi sức khỏe để bắt đầu kế hoạch mang thai của mình.

Như vậy, ngay khi có kế hoạch mang thai, mẹ cần đến các cơ sở nha khoa để kiểm tra. Các bác sĩ sẽ giúp mẹ kịp thời phát hiện và xử lý những vấn đề bất thường của răng miệng.

Các cách giúp giảm đau khi mọc răng khôn cho mẹ bầu

Nếu đang mang thai và không thể nhổ răng khôn, mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm đau răng hiệu quả mà không cần dùng thuốc hay ảnh hưởng đến thai nhi.

Chườm đá lạnh để giảm đau

Mẹ hãy đặt một vài viên đá lạnh vào trong chiếc khăn mềm, sạch rồi chườm lên vùng má bị sưng đau. Mẹ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn nhiều đấy.

Súc miệng nước muối

Đây là cách thức giúp tiêu diệt vi khuẩn tích tụ gây viêm nhiễm hiệu quả. Mẹ nên súc miệng nước muối từ 2 đến 3 lần/ngày để ngăn ngừa các bệnh lý có thể phát sinh khi mọc răng khôn.

Ăn đồ mềm, được nấu kỹ

Cách này sẽ giúp mẹ giảm thiểu cảm giác đau nhức khi ăn uống. Một số món ăn mẹ bầu có thể tham khảo là cháo, súp, khoai nghiền, hoa quả xay…

Vệ sinh răng miệng kỹ càng

Sau mỗi bữa ăn, mẹ nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tránh vi khuẩn tích tụ khiến tình trạng viêm sưng càng nghiêm trọng hơn. Mẹ có thể súc miệng, sử dụng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn còn sót lại, đặc biệt ở kẽ giữa răng số 7 và răng khôn.

Hỏi ý kiến bác sĩ

Nếu mẹ đã làm mọi cách nhưng vẫn không giảm cảm giác đau đớn, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ khám và tư vấn cách điều trị phù hợp.

Hi vọng những thông tin bổ ích trên đây đã giúp mẹ bầu có được câu trả lời rõ ràng cho việc liệu có nên nhổ răng khôn khi mang thai hay không. Hãy lắng nghe kĩ cơ thể mình, kịp thời phát hiện các vấn đề về sức khỏe để có một thai kỳ thật bình an mẹ nhé!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Mẹ bầu cần làm gì để giải quyết cơn đau nhức răng
Nha khoa và các vấn đề răng miệng là nỗi lo với nhiều mẹ bầu. Các mẹ có thể gặp các triệu chứng như đau nhức, sưng nướu hay thậm chí là chảy máu chân răng trong thai kỳ. Bài viết
Cách chữa sâu răng an toàn cho mẹ bầu
Khi mang thai, mẹ bầu thường dễ mắc phải các bệnh về răng miệng, đặc biệt là sâu răng. Ngoài những cơn đau nhức, sâu răng còn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng.
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store