Bà bầu tập thể dục được coi là phương pháp mang lại nhiều lợi ích, giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, để có thai kỳ an toàn và tránh những chấn thương rủi ro, mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc khi trước khi tập thể dục, cùng đọc và ghi nhớ mẹ nhé!
Hỏi ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu luyện tập là điều vô cùng cần thiết. Nếu mẹ bầu có các vấn đề về bệnh lý hoặc biến chứng thai kỳ, các bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên hữu ích về chương trình, cường độ tập luyện. Tùy trường hợp khác nhau, mẹ bầu có thể không được vận động hoặc phải tập thể dục nhiều hơn.
Bà bầu tập thể dục là quá trình đốt cháy calo, vì vậy, mẹ bầu cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng. Có đủ năng lượng cần thiết, mẹ mới có thể thực hiện tốt các bài tập. Không chỉ thế, mẹ cần dựa vào trọng lượng cơ thể, chỉ số BMI của mình để bổ sung lượng calo phù hợp. Ví dụ, nếu chỉ số BMI từ 18,5 đến 24,9, mẹ cần 340 calo mỗi ngày trong 3 tháng đầu thai kỳ và tăng lên 450 calo trong 3 tháng cuối.
Quần áo là yếu tố nhiều mẹ bầu thường không chú ý nhưng lại có vai trò quan trọng, giúp mẹ có một buổi tập hiệu quả. Mẹ nên chọn trang phục rộng rãi, thoáng khí, có độ co giãn và khả năng thấm hút mồ hôi. Để hỗ trợ cho phần ngực, mẹ có thể mặc các loại áo lót mềm được thiết kế riêng cho phụ nữ có thai.
Cùng với quần áo, mẹ hãy chọn cho mình một đôi giày chuyên dụng thật êm ái để hỗ trợ tốt cho việc tập luyện. Nếu bàn chân bắt đầu phù nề, mẹ cần thay ngay một đôi giày vừa vặn và thoải mái.
Thân nhiệt mẹ bầu thường cao hơn so với bình thường. Vì vậy, mẹ cần tránh tập thể dục trong điều kiện nóng ẩm để phòng ngừa tình trạng nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột. Khi thời tiết quá nóng, mẹ nên tập trong nhà thay vì ở ngoài trời.
Bà bầu tập thể dục hãy chú ý theo dõi sát sao biểu hiện của cơ thể và dừng lại ngay nếu thấy các dấu hiệu như đổ nhiều mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hay khó thở.
Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng mà bà bầu tập thể dục nên lưu tâm. Mẹ cần tránh những bài tập nặng hoặc các môn thể thao về độ cao để tránh chấn thương hoặc những rủi ro đáng tiếc. Có rất nhiều hình thức tập luyện vừa an toàn, vừa nhẹ nhàng mà mẹ có thể chọn lựa như yoga, pilates, đi bộ…
Khởi động kỹ các cơ và khớp trước khi tập sẽ ngăn ngừa tình trạng đau nhức cơ, căng dây chằng cho mẹ bầu. Mẹ hãy bắt đầu buổi tập ở cường độ thấp trong 5 đến 10 phút đầu tiên để nhịp tim tăng lên từ từ trước khi chuyển sang vận động nhanh hơn.
Cơ thể mẹ bầu thiếu nước sẽ làm giảm lượng máu đến nhau thai, thậm chí gây ra các cơn co thắt nguy hiểm. Vì thế, mẹ cần nhớ luôn mang theo bình nước để kịp thời bổ sung khi có nhu cầu. Cách đơn giản nhất để kiểm tra xem mẹ bầu đã uống đủ nước hay chưa là thông qua màu sắc của nước tiểu. Nước tiểu có màu vàng sẫm là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang bị mất nước.
Bà bầu tập thể dục trở thành một thói quen để thực sự phát huy được tất cả lợi ích mà nó mang lại. Rủ người thân, bạn bè cùng tập luyện hoặc tham gia các lớp học là một gợi ý hay giúp mẹ được tiếp thêm động lực và cảm hứng.
Bên cạnh đó, mẹ không nên quá áp lực về cường độ tập luyện. Duy trì tập thể dục mỗi ngày ở mức độ vừa phải đã có thể cải thiện sức khỏe của mẹ và bé một cách rõ rệt rồi.
Hy vọng những thông tin hữu ích về bà bầu tập thể dục sẽ giúp mẹ bầu có những buổi tập thể dục vui vẻ, an toàn. Luôn nhớ chăm sóc tốt sức khỏe bản thân bằng cách vận động nhẹ nhàng để có một thai kỳ thật khỏe mạnh và hạnh phúc mẹ nhé!
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí