Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Một số loại thuốc cần tránh khi mang thai
09/12/2021

Thuốc là con dao hai lưỡi, nó có tác dụng chữa bệnh hiệu quả nhưng cũng đi kèm với các tác dụng phụ nhất định. Với phụ nữ có thai, thuốc là một trong những thứ cần đặc biệt “cẩn trọng” khi sử dụng, nếu không có thể gây nguy hiểm lớn tới thai nhi. Nếu ba mẹ băn khoăn với câu hỏi “Những loại thuốc nào cần tránh khi mang thai” thì hãy tìm câu trả lời tại bài viết này nhé!

Lưu ý phải nhớ khi dùng thuốc khi mang thai

Thuốc là thứ chuyên gia không khuyến khích mẹ sử dụng trong mọi trường hợp nếu đang mang bầu. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc. Trong những giai đoạn sau, các chuyên gia cũng khuyên mẹ nên hạn chế tối đa các dược phẩm hóa học để trị liệu. Trong trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc, mẹ hãy lắng nghe sự tư vấn và tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế tối đa ảnh hưởng của thuốc đến em bé.



Bên cạnh đó, giai đoạn nửa cuối của chu kỳ kinh nguyệt cũng nên tránh dùng thuốc vì đây là thời điểm dễ thụ thai. Nếu đang có kế hoạch đón em bé, ba mẹ nên kiêng sử dụng thuốc để đảm bảo an toàn thai nhi. Hãy dùng những phương pháp tự nhiên, điều trị không dùng thuốc như massage, xoa bóp, tập luyện, bổ sung dinh dưỡng... để thay thế.

Một số loại thuốc cần tránh khi mang thai

Nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không steroid gây sảy thai

Các thuốc giảm đau nhóm kháng viêm không steroid (NSAID) có thể làm tăng nguy cơ sảy thai trong ba tháng đầu lên hơn hai lần dù chỉ dùng với một lượng nhỏ. Các thành phần gây nguy cơ sảy thai cao nhất có thể kể đến diclofenac, tiếp đó là naproxen, celecoxib, ibuprofen và rofecoxib. Trong nhóm thuốc này paracetamol được coi là an toàn hơn cả.

Nhóm tetracyclin gây hỏng men răng

Y học thường dùng kháng sinh nhóm tetracyclin (tetracyclin, doxycyclin, minocyclin…) để trị các bệnh đi ngoài do kiết lỵ, tả, nhiễm E.coli… Tuy nhiên hợp chất này không tốt cho cơ thể em bé. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, mẹ bầu từ tháng thứ 7 trở đi nếu sử dụng tetracyclin thì em bé sinh ra sẽ có men răng vàng, xám hoặc hoen ố.

Nhóm aminoglycosid gây điếc vĩnh viễn

Kháng sinh nhóm aminoglycosid (gentamicin, amikacin, neomycin, streptomycin, tobramycin…) thường được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng tai – mũi – họng, nhiễm trùng ổ bụng, nhiễm trùng màng não. Tuy nhiên, nhóm aminoglycosid không được phép dùng cho bà bầu, vì nó có thể gây tổn thương thận và gây độc cho tai trong của em bé (gây điếc không hồi phục).

Ketoconazol có thể gây dị tật thai nhi

Thông qua nhiều báo cáo, FDA chỉ ra nhiều trường hợp nhiễm nấm nặng, sử dụng Ketoconazol liều cao (400-800mg/ngày) trong 3 tháng đầu thai kỳ thì thai nhi đều bị khuyết tật bẩm sinh.

Biseptol gây thiếu máu nặng

Biseptol là kháng sinh đường ruột quan trọng, thuốc có tác dụng với trường hợp bị nhiễm khuẩn tiêu hóa và người bệnh có dấu hiệu tiêu chảy nặng, nhiễm E.coli… Tuy nhiên, đây là loại thuốc chống chỉ định với bà bầu.

Dùng thuốc trong thời kỳ mang thai sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nặng ở người mẹ do thuốc ức chế và kháng axit folic ở người mẹ. Hệ quả là thai nhi thiếu axit folic (dưỡng chất ngăn ngừa dị tật ống thần kinh), còn mẹ thì thiếu máu trầm trọng.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Hãy xin ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc trong thai kỳ.

Hầu hết các loại thuốc khi vào cơ thể mẹ đều vượt qua được nhau thai và tác động trực tiếp tới em bé, tùy theo liều lượng và thời gian sử dụng. Để tránh ngộ độc thai nhi và những biến chứng dị tật về nhau, mẹ hãy cố gắng “kiêng” dùng thuốc trong thai kỳ, mẹ nhé!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Phải chuẩn bị thế nào trước khi có thai?
Việc chuẩn bị kĩ lưỡng về mặt thể chất, tài chính, tâm lý trước khi có thai là một điều vô cùng cần thiết cho các cặp vợ chồng. Điều này không chỉ giúp ba mẹ thuận lợi khi sắp
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store