Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Nhiễm trùng vú sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
18/12/2021

Nhiễm trùng vú sau sinh là “ác mộng” với những bà mẹ cho con bú. Vì tình trạng này không chỉ khiến mẹ đau nhức mệt mỏi, gián đoạn việc nuôi con mà còn còn khiến mẹ phải đối diện với nguy hiểm nghiêm trọng nếu nhiễm trùng lan vào máu. Để có kiến thức đầy đủ về bệnh lý trên, mẹ hãy dành thời gian để đọc ngay bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng vú

Nhiễm trùng vú thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh đang cho con bú. Đây là tình trạng viêm và tạo mủ của mô tế bào tại tuyến vú, để lâu dần có thể dẫn đến bệnh lý áp xe vú, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ.

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh lý trên bao gồm:

Nhiễm khuẩn

Những vi khuẩn bình thường trú ngụ trên da không gây hại, nhưng khi xâm nhập qua các tổn thương da thì sẽ gây nhiễm trùng. Nhất là thông qua tiếp xúc giữa mẹ và em bé, em bé mang theo nước bọt chứa vi khuẩn tiếp cận trực tiếp với núm, bầu vú mẹ. Nếu bầu vú mẹ có vết thương hở, nứt thì tình trạng nhiễm khuẩn vú rất dễ xảy ra.

Tắc ống dẫn sữa

Ống dẫn sữa có chức năng chứa và luân chuyển sữa được sản xuất đến khu vực núm vú. Khi ống dẫn sữa bị tắc thì sữa ứ đọng trong vú, gây viêm và có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Ngoài ra những người mắc bệnh đái tháo đường, AIDS hoặc những bệnh lý gây suy giảm khả năng miễn dịch, người đã từng bị viêm vú trước đó cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng vú cao hơn người khỏe mạnh.

Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vú

Nhiễm trùng vú sẽ có những biểu hiện khá giống với căng tức sữa nhưng ở mức độ nặng hơn và thêm một số triệu chứng điển hình như:

  • Đau, căng tức, sưng tuyến vú.
  • Sốt cao, rét run.
  • Cơ thể mệt mỏi, nhức mỏi cơ.
  • Tuyến vú bị xung huyết, ửng đỏ.
  • Xuất hiện các khối áp xe: Đây là biến chứng của viêm vú, các khối này có mật độ mềm, ấn đau, di động dưới bề mặt da.

Tình trạng nhiễm trùng được coi là nặng và cần liên lạc ngay với bác sĩ để được tư vấn chăm sóc khi mẹ có những biểu hiện như vú xuất hiện dấu hiệu chảy mủ, sốt cao kéo dài không cải thiện sau 48 đến 72 giờ có điều trị thuốc tại nhà.

Cách điều trị viêm tuyến vú

Chăm sóc tại nhà:

  • Uống thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen theo liều lượng trên hướng dẫn sử dụng.
  • Trong trường hợp viêm nhẹ, có thể không cần sử dụng kháng sinh.
  • Cho bú thường xuyên hơn. Mẹ không cần lo sữa sẽ làm ảnh hưởng đến trẻ vì vi khuẩn chủ yếu là từ trẻ. Việc làm trống tuyến vú sẽ ngăn ngừa tắc nghẽn ống tuyến, giúp tình trạng viêm tuyến vú được cải thiện. Nếu xuất hiện áp xe vú thì nên trì hoãn việc cho trẻ bú mẹ.
  • Có thể dùng máy hút sữa để làm giảm áp lực cho hai bầu ngực.
  • Chườm ấm vú trước và sau khi cho trẻ bé giúp mẹ giảm đau. Mẹ cũng có thể chườm lạnh nhưng cần chườm sau khi cho con bú.
  • Uống nhiều nước, từ 2,5 - 3 lít/ngày để bổ sung lượng nước cần thiết khi cơ thể mệt mỏi. Bổ sung thêm 500 calo mỗi ngày trong thời gian cho con bú.

Dùng thuốc

Nếu viêm tuyến vú không có áp xe, mẹ có thể sử dụng kháng sinh Cephalexin, Dicloxacillin. Nếu tình trạng chuyển xấu hoặc xuất hiện áp xe sâu thì cần can thiệp bằng phẫu thuật

Phẫu thuật áp xe vú

Bác sĩ sẽ dùng thuốc gây tê, dụng cụ chuyên khoa để rạch và dẫn dịch mủ ra ngoài, kết hợp kháng sinh đặc thù để mẹ sớm lành bệnh

Viêm tuyến vú có thể được phòng tránh nếu mẹ có sức đề kháng tốt, có thói quen cho trẻ bú thường xuyên và không xuất hiện các vết thương hở ở khu vực đầu vú. Hãy lưu ý và chăm sóc sức khỏe của mình để bản thân có một cơ thể khỏe mạnh, luôn sẵn sàng đón những kỉ niệm đáng nhớ trong hành trình cùng con khôn lớn mẹ nhé!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Những vấn đề thường gặp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Khó khăn khi cho con bú tưởng chừng là điều rất dễ dàng nhưng không, công việc này đã khiến nhiều bà mẹ đau đầu với những sự cố phát sinh. Nếu mẹ cũng đang lúng túng trong việc
Nhiễm nấm vùng ngực: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị
Bầu ngực có mẹ thỉnh thoảng có dấu hiệu ngứa rất nhức nhối, đôi khi lại có cảm giác đau nhói khó tả? Nếu có những biểu hiện trên thì rất có thể mẹ đã bị nhiễm nấm Candida vùng
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store