Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Giải đáp các thắc mắc về vàng da sơ sinh
18/12/2021

Vàng da sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, tỉ lệ xuất hiện ở trẻ đủ tháng khoảng 60% và sinh non là 80%. Vàng da sơ sinh có thể là biểu hiện sinh lý thông thường, cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý. Để có cái nhìn đầy đủ và rõ nét hơn về tình trạng này, ba mẹ hãy dành chút thời gian để trau dồi kiến thức tại bài viết dưới đây nhé!

Vì sao trẻ có hiện tượng vàng da?

Trẻ sơ sinh có số lượng hồng cầu lớn, đời sống hồng cầu ngắn và dễ vỡ gây ra tình trạng giải phóng bilirubin trong cơ thể, tuy nhiên chức năng gan của trẻ chưa hoàn thiện nên không lọc được hết lượng bilirubin thừa, từ đó gây ra hiện tượng vàng da.

Biểu hiện của vàng da sinh lý là gì?

Vàng da sinh lý là hiện tượng thông thường, có một số biểu hiện sau đây:

  • Xuất hiện khoảng ngày thứ 3 sau sinh.
  • Tự hết trong vòng 2 tuần.
  • Vàng mức độ nhẹ, ở một vài khu vực như mắt, mặt, cổ, ngực...
  • Không kèm biểu hiện khó ăn, bỏ bú, mệt mỏi, lờ đờ…
  • Nồng độ bilirubin nhỏ hơn 12mg/dl ở trẻ đủ tháng và 15mg/dl ở trẻ sinh non.
  • Tốc độ tăng bilirubin/máu nhỏ hơn 5mg/dl trong 24 giờ.

Phân biệt vàng da sinh lý với vàng da bệnh lý

Khác với vàng da sinh lý vô hại với cơ thể, vàng da bệnh lý có một số biểu hiện khác biệt kèm theo như:

  • Xuất hiện sớm, trong vòng 1 đến 2 ngày sau sinh.
  • Vàng đậm trên toàn cơ thể hoặc lan rộng cả cánh tay, chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân…
  • Không tự hết sau khoảng 1 tuần với trẻ đủ tháng, 2 tuần với trẻ thiếu tháng.
  • Kèm theo triệu chứng bất thường như bỏ bú, nôn trớ, ngủ li bì, mệt mỏi…
  • Nồng độ và tốc độ tăng Bilirubin trong máu cao bất thường.

Khi nào thì trẻ hết vàng da sinh lý?

Vàng da sinh lý không cần can thiệp điều trị y tế. Khi cơ thể và chức năng gan của trẻ ổn định, bilirubin dư thừa sẽ tự động được đào thải. Tình trạng này thường sẽ biến mất sau 1 đến 2 tuần.

Gợi ý cách phòng ngừa, xử lý khi trẻ bị vàng da sơ sinh

Khi trẻ được chẩn đoán là bị vàng da sinh lý thì cả nhà hãy thở phào nhẹ nhõm, vì hiện tượng này sẽ sớm khỏi và không để lại biến chứng. Ngoài ra, ba mẹ có thể áp dụng một số cách sau đây để giúp trẻ nhanh hết vàng da:

  • Cho trẻ bú mẹ thường xuyên để sớm đào thải Bilirubin thông qua đường tiêu hóa.
  • Vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc cơ thể trẻ như thông thường.

Đối với vàng da bệnh lý, mẹ cần đưa bé đến khám và can thiệp sớm để tránh các hậu quả nguy hiểm với trẻ.

Hi vọng những giải đáp trên đây đã giúp ba mẹ cảm thấy an tâm hơn trước tình trạng vàng da sinh lý của trẻ nhỏ. Chúc em bé luôn khỏe mạnh, gia đình bình an, hạnh phúc!

Kiểm duyệt bởi- Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh
Vàng da có thể là hiện tượng vàng da sơ sinh bình thường, cũng có thể là biểu hiện bệnh lý mà nếu không chữa trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Để có kiến thức
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ sơ sinh
Kiểm tra sức khỏe cho trẻ sơ sinh một cách đều đặn là điều mọi ba mẹ cần làm để có thể chăm sóc và bảo vệ con yêu một cách tốt nhất trong năm đầu tiên sau khi ra đời. Để có thể
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store