Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Dinh dưỡng cho mẹ bầu ốm nghén cần chú ý những gì?
17/12/2021

Trong giai đoạn mang thai mẹ cần nạp vào cơ thể các chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và sự phát triển toàn diện cho bé. Tuy nhiên nhiều mẹ lại mệt mỏi, chán ăn do tình trạng ốm nghén kéo dài. Vậy thực đơn cho bà bầu ốm nghén cần chú ý những gì? Hãy cùng chuyên các chuyên gia dinh dưỡng đi tìm hiểu về khẩu phần ăn cho mẹ bầu ốm nghén nhé !

Tại sao cần có thực đơn cho bà bầu ốm nghén?

Khi bắt đầu mang thai, nhiều mẹ phải đối mặt với tình trạng buồn nôn, mệt mỏi và kén ăn. Đó chính là biểu hiện ốm nghén thường thấy khi mang bầu tuy nhiên mỗi mẹ bầu lại có những tình trạng ốm nghén riêng. Tình trạng ốm nghén của mỗi người là hoàn toàn khác nhau tùy vào tình trạng cơ thể của mẹ bầu.

Nguyên nhân là do khi mang bầu nồng độ Beta HCG tăng nhanh khiến mẹ bầu cảm thấy nhạy cảm, mệt mỏi hơn vì cơ thể bị đột ngột thay đổi. Tình trạng ốm nghén sẽ xuất hiện khi thai kỳ ở tuần thứ 4 đến tuần thứ 16. Thậm chí là có nhiều mẹ bầu có thể bị ốm nghén trong suốt cả thai kỳ.

Những tình trạng ốm nghén nặng thì cần có thực đơn riêng để mẹ cảm thấy ngon miệng hơn, vừa đảm bảo sức khỏe thai nhi trong suốt thai kỳ. Đặc biệt là trong quá trình mang thai mẹ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể thì khi bé chào đời sẽ bị còi cọc hay suy dĩnh dưỡng. Bởi vậy mà tùy vào tình trạng nghén của mỗi mẹ bầu mà sẽ có những thực đơn cho bà bầu ốm nghén riêng.

Thực phẩm giàu dinh dưỡng cần có trong thực đơn cho bà bầu ốm nghén

Theo lời chia sẻ của bác sĩ Lê Bạch Mai - Phó giáo sư, tiến sĩ, Nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng Quốc gia: “Tùy theo từng giai đoạn thai kỳ mà nhu cầu calo của mẹ bầu sẽ tăng lên theo thời gian, khoảng 2.200 - 2.400 kcal một ngày. Vì vậy, mẹ cần bổ sung đủ các nhóm chất: Chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất, acid folic.

Giai đoạn ốm nghén là giai đoạn thai phụ cần nạp nhiều dưỡng chất hơn để nuôi dưỡng thai nhi khỏe mạnh. Xây dựng thực đơn cho bà bầu ốm nghén với chế độ ăn hợp lí, giàu dinh dưỡng, vừa làm giảm cơn nghén là điều mẹ bầu nên quan tâm.

Một số thực phẩm giúp mẹ giảm bớt cơn nghén như: Cam, chanh, quýt, gừng, khoai lang, khoai tây, nước lọc... Những loại thực phẩm này giúp mẹ bầu giảm lượng axit dư trong dạ dày, từ đó không bị co thắt, có thể hạn chế được tình trạng nôn nghén của mẹ hiệu quả.

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng ở giai đoạn ốm nghén cần đủ các nhóm thực phẩm cơ bản sau đây:

  • Protein (chất đạm): Đây là nhóm chất quan trọng trong quá trình mang thai của mẹ để giúp thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ bầu cần gấp đôi lượng đạm so với người bình thường, cả đạm động vật và đạm thực vật. Chất đạm có nhiều trong các thực phẩm như sữa, trứng, thịt, các loại rau xanh…
  • Lipid (chất béo): Mẹ bầu 3 tháng đầu cần 46,5 đến 58,5 gram chất béo một ngày, 3 tháng giữa thai kỳ là 47,5 đến 62,5 gram /ngày và 3 tháng cuối thai kỳ là 55 đến 67 gram/ngày. Chất béo tốt cho mẹ bầu có nhiều trong dầu cá, dầu oliu, dầu đậu nành, dầu mè…
  • Carbohydrate (chất bột đường): Đây là nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang thai, có thể kể tới yến mạch, gạo lứt, các loại hạt sạch.
  • Vitamin và khoáng chất: Nếu mẹ không bổ sung đủ các vitamin cần thiết cho bé như vitamin D, sắt, kẽm… trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng. Mẹ có thể bổ sung nhóm chất này thông qua các loại thuốc bổ theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Acid folic: Đây là nhóm chất quan trọng trong việc phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Mẹ nên bổ sung Acid folic trước khi mang thai là tốt nhất. Acid folic có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm, cải bó xôi, súp lơ xanh, măng tây hoặc có nhiều trong các loại quả như: Cam, quýt, chanh…

Thực đơn cho bà bầu ốm nghén cần tránh những thực phẩm nào?

Để đảm bảo cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong suốt thai kỳ, ngoài việc bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi cho thai nhi, mẹ bầu cũng cần chú ý tới nhóm thực phẩm xấu cần tránh. Thường thì mỗi mẹ bầu sẽ bị ốm nghén những thực phẩm khác nhau nên mẹ bầu cần lưu ý để tránh.

Như vậy, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, lại vừa đảm bảo cho mẹ bầu và thai nhi khỏe mạnh không hề khó đúng không nào các ba mẹ? Hãy trang bị những kiến thực và lên thực đơn cho bà bầu bị ốm nghén để có nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho mẹ và bé nhé.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Hết ốm nghén đột ngột nguy hiểm với mẹ bầu như thế nào?
Ốm nghén là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Hiện tượng ốm nghén gây ra nhiều phiền toái cho mẹ nhưng cũng là dấu hiệu để mẹ theo dõi sức khỏe thai kỳ của mình. Nếu bỗng
Ốm nghén là gì? Giai đoạn ốm nghén nặng nhất mẹ cần biết
Tình trạng mẹ bầu ốm nghén là tình trạng thường gặp nhất ở rất nhiều mẹ bầu. Mỗi mẹ bầu sẽ có mức độ nghén khác nhau. Để hiểu hơn về tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu cũng như là cách
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store