Ối là màng bọc xung quanh giúp ổn định thai nhi. Do vậy, thiếu nước ối sẽ ảnh hưởng xấu đến bé. Vậy khi nào thì mẹ bầu bị chẩn đoán là thiếu nước ối? Làm sao để tránh gặp phải trường hợp này? Bài viết sau sẽ giải thích chi tiết nguyên nhân và cách xử lý khi bị thiếu ối mang thai cho bà bầu.
Màng bọc nước ối giúp thai nhi giữ nguồn dinh dưỡng để phát triển và tránh va đập từ bên ngoài. Thông thường, nước ối được xem là đủ khi có dung tích:
Khi lượng nước ối ở các giai đoạn thai kỳ trên thấp hơn nhiều so với bình thường, thì mẹ bầu được chẩn đoán là thiếu ối. Ví dụ như mẹ bầu ở thai kỳ 32 - 36 tuần tuổi, có lượng nước ối dưới 500mL thì được xem là thiếu ối khi mang thai.
Thiếu ối khi mang thai thường biểu hiện qua việc chảy nước, dịch ở âm đạo liên tục, hoặc có thể phát hiện trong lúc siêu âm thai.
Thiếu ối không tác động nguy hiểm nhiều đến người mẹ, nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi:
6 tháng đầu thai kỳ là thời điểm thai hình thành và đang phát triển. Thiếu ối khiến thai nhi thiếu chất dinh dưỡng, hoặc màng ối chật chội không đủ không gian để phát triển. Do vậy, thiếu ối trong giai đoạn này thường đe dọa đến tính mạng thai nhi, có nguy cơ cao:
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cân nhắc truyền dịch vào buồng ối để hỗ trợ thai nhi phát triển trong thời gian ngắn. Nếu nghiêm trọng hơn hoặc tiên lượng thai nhi khó sống sót, cách tốt nhất là chấm dứt thai kỳ ngay.
Trong 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi đã tương đối phát triển. Tuy nhiên, việc thiếu ối trong giai đoạn này cũng có một số tác động tiêu cực:
Nếu tình trạng nghiêm trọng, lựa chọn tốt nhất là tiến hành sinh sớm, sinh mổ.
Thiếu ối khi mang thai có thể vì các nguyên nhân đến từ thai nhi hoặc người mẹ.
Thiếu ối ở ba tháng giữa thai kỳ thường xuất phát từ thai nhi, với những nguyên nhân như:
Tình trạng thiếu ối mang thai ở ba tháng cuối thai kỳ thường là nguyên nhân từ người mẹ:
Thiếu ối có ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, nên mẹ bầu cần chú ý cách phòng tránh như:
Nước ối là môi trường phát triển cho thai nhi trong bụng mẹ. Khi nước ối không đủ sẽ khiến bé bị suy dinh dưỡng hay xương phát triển biến dạng. Mẹ bầu hãy lưu ý thăm khám thường xuyên, và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ trong suốt thai kỳ. Nếu có điều bất thường, bà bầu cần đến bệnh viện để điều trị sớm.
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí