Nước ối có vai trò quan trọng với mẹ và bé trong suốt thai kỳ lẫn lúc chuyển dạ. Cạn ối là tình trạng dễ bắt gặp ở thai phụ, có thể gây ra nguy hiểm cho mẹ và bé. Vậy cạn ối là gì? Cần làm gì khi gặp cạn ối? Bài viết sau đây sẽ tư vấn chi tiết cho mẹ bầu cách xử lý khi bị cạn ối.
Thai nhi khi còn trong bụng mẹ sẽ được bao bọc bởi màng ối, trong đó chứa dung dịch gọi là nước ối. Nước ối vừa là nguồn dinh dưỡng cho thai nhi, giúp hệ bài tiết của thai nhi hoạt động, vừa là không gian cho thai nhi phát triển và tránh sự va đập từ bên ngoài.
Lượng nước ối sẽ thay đổi theo sự phát triển của thai:
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nước ối không thể tiếp tục sản sinh mà bị thai nhi nuốt dần, dẫn đến cạn ối. Cạn ối có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, nhưng thường xuyên nhất là ở cuối thai kỳ.
Thiếu ối, cạn ối sẽ mang đến nguy hiểm cho cả mẹ và bé như:
Mẹ bầu có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau để chẩn đoán cạn ối:
Tuy nhiên, để phát hiện tình trạng cạn ối thì tốt nhất là thăm khám tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và đo chỉ số AFI để xác định chính xác tình trạng ối của mẹ bầu.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cạn ối cuối thai kỳ là do bánh rau bị già hóa. Bánh rau là nơi lấy chất dinh dưỡng, nước và khí oxy từ mẹ truyền sang bé. Bánh rau bị già hóa, vôi hóa thường mất khả năng tiết thêm nước, khiến nước ối cạn dần.
Khi cạn ối trong cuối thai kỳ và lúc chuyển dạ, bác sĩ sẽ cho theo dõi tim thai chặt chẽ. Ngay khi có dấu hiệu suy tim thai, mẹ bầu cần được sinh mổ chỉ huy ngay lập tức. Tuy nhiên, phòng bệnh hơn chữa bệnh nên mẹ bầu cần chú ý phòng tránh cạn ối trong thai kỳ bằng cách:
Cạn ối có thể mang lại nhiều nguy hiểm cho thai nhi, nhất là trong thời điểm cuối thai kỳ. Mẹ bầu cần chú ý cân bằng dinh dưỡng và tập luyện, đồng thời chú ý theo dõi động thái thai nhi. Nếu có bất thường, thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện để kịp thời xử lý.
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí