Chuột rút (vọp bẻ) là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Tình trạng chuột rút không gây nguy hiểm và thường sẽ hết sau khi sinh, nhưng sẽ làm mẹ bầu đau nhức, khó chịu và gây nhiều bất tiện. Nếu muốn phòng ngừa và khắc phục tình trạng này, mẹ bầu hãy tìm hiểu tại bài viết sau đây.
Chuột rút là cảm giác đau đột ngột cùng cơn co mạnh và thắt các cơ, thường kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Nguyên nhân chủ yếu là do các cơ bị co thắt đột ngột. Hiện tượng này hay xảy ra ở các vị trí như bắp chân, bàn chân, đùi và cơ bụng. Dù chuột rút có thể xảy ra ở bất kì thời điểm nào trong ngày nhưng đa số nhiều hơn vào ban đêm. Điều này vô tình ảnh hưởng đến cơ thể vốn đã nhạy cảm trong thai kỳ, gây ra tình trạng đau đớn, giật mình khiến mẹ bầu ngủ không được ngon giấc.
Khi các mẹ mang thai, tử cung sẽ phải mở rộng để tạo chỗ nằm cho thai nhi, đồng thời các cơ và dây chằng có tác dụng nâng đỡ tử cung sẽ bị kéo căng. Không chỉ vậy, sức nặng từ thai nhi khiến các tĩnh mạch có nhiệm vụ cung cấp máu cho tử cung bị đè nén dẫn đến đau nhức ở cơ bụng.
Thai nhi càng phát triển cũng kéo theo trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày một tăng lên, các cơ bắp ở chân dần phải chịu nhiều áp lực hơn sẽ làm tình trạng chuột rút bắp liên tục xảy ra. Không chỉ phát triển về trọng lượng hay kích cỡ, em bé trong bụng khi bước vào giai đoạn hình thành hệ xương cũng yêu cầu lượng canxi cung cấp từ mẹ nhiều hơn thông thường. Nếu không được bổ sung đầy đủ dễ dẫn đến tình trạng thiếu hụt canxi và chất khoáng. Cơ thể thiếu hụt các chất khoáng như: Kali, Magiê và Canxi khiến cho hiện tượng chuột rút thường xuyên xảy ra.
Ngoài ra, hiện tượng ốm nghén ở mẹ bầu cũng góp phần không nhỏ gây ra chuột rút. Khi nôn ói, các mẹ sẽ dễ bị mất nước và mất cân bằng chất điện giải cùng chất dinh dưỡng trong cơ thể. Đặc biệt, các mẹ bầu mắc phải những chứng bệnh như: Táo bón, ợ hơi, khó tiêu, sỏi thận, bàng quang… có xu hướng mắc tình trạng này cao hơn so với các thai phụ khác.
Để phòng ngừa tình trạng chuột rút, các mẹ bầu có thể thực hiện các biện pháp như:
Trên đây là những phương pháp mà các mẹ bầu có thể áp dụng để giảm bớt cơn đau do chuột rút gây ra cũng như nguyên nhân và các cách giúp phòng ngừa tình trạng này. Chúc các mẹ có một thai kì thật khoẻ mạnh và thoải mái với những kiến thức mà bài viết đem lại.
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí