Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
17/12/2021

Chế độ dinh dưỡng cân bằng là một trong những điều mà bà bầu cần chú ý khi mang thai. Chế độ ăn uống không lành mạnh dễ khiến mẹ bầu mắc phải nhiều bệnh lý, và tiểu đường thai kỳ là một trong số đó. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh lý này? Bài viết sau đây sẽ giải đáp cho mẹ bầu những thắc mắc trên.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Trong máu luôn có một lượng đường (glucose) để đảm bảo năng lượng được cung cấp cho các cơ quan trong hoạt động thường ngày. Khi lượng glucose trong máu mẹ bầu tăng lên vượt ngưỡng cho phép thì được gọi là tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu nhận biết

Để xác định chính xác mẹ bầu có mắc phải tiểu đường thai kỳ không, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose. Mẹ bầu sẽ được yêu cầu nhịn ăn trong 8 - 12 tiếng trước khi lấy mẫu máu. Có hai lần xét nghiệm đái tháo đường là khi đói và sau khi được uống một cốc nước đường. Mẹ bầu sẽ mắc phải tiểu đường thai kỳ nếu kết quả xét nghiệm thấy:

  • Khi đói: Mức đường huyết trong máu ≥ 150mg/dL.
  • Sau 2 giờ uống nước đường: Mức đường huyết trong máu ≥ 140mg/dL.

Ngoài ra, mẹ bầu có thể quan sát thấy có một số dấu hiệu sau:

  • Đi tiểu nhiều lần, lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường.
  • Thường xuyên thấy khát nước.
  • Sụt cân, mệt mỏi.
  • Âm đạo nhiễm nấm nhưng không thể trị dứt bằng thuốc đặc trị thông thường.

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Trong thai kỳ, lượng đường trong máu của mẹ bầu sẽ cao hơn bình thường vì nhu cầu năng lượng tăng cho cả mẹ và bé. Khi lượng đường trong máu tăng cao, tuyến tụy của mẹ bầu sẽ tiết ra một chất gọi là insulin, giúp làm giảm nồng độ glucose trong máu về mức cân bằng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, thai nhi phát triển sẽ cần đến một số nội tiết tố do nhau thai tiết ra. Các loại nội tiết tố này vô tình khiến khả năng cân bằng đường trong máu của insulin bị rối loạn, từ đó dẫn đến tiểu đường thai kỳ.

Thai phụ có các đặc điểm sau cũng có khả năng mắc phải đái tháo đường thai kỳ cao hơn:

  • Gia đình có người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
  • Mang thai khi ngoài 30 tuổi.
  • Có tiền sử mắc đái tháo đường thai kỳ.
  • Béo phì, thừa cân trước và trong thai kỳ.

Tác hại của tiểu đường trong thai kỳ với mẹ và bé

Tiểu đường thai kỳ có tác hại cho cả mẹ và bé, trong thai kỳ lẫn sau chuyển dạ sinh con.

Đối với bé

Bệnh tiểu đường thai kỳ của mẹ có thể khiến thai nhi bị các bệnh bẩm sinh như:

  • Vàng da bẩm sinh.
  • Hạ đường huyết.
  • Suy hô hấp.
  • Tăng hồng cầu quá mức.
  • Béo phì, đái tháo đường.
  • Rối loạn tâm thần - vận động.
  • Tụt canxi so với bình thường
  • Có nguy cơ dị tật

Đối với mẹ

Thông thường, tiểu đường thai kỳ sẽ hết sau khi người mẹ sinh con. Tuy nhiên, việc tăng lượng đường cao trong máu dễ khiến bé đòi hỏi năng lượng nhiều hơn từ mẹ và phát triển nhanh hơn. Do vậy, thai nhi của các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ thường lớn hơn bình thường, khiến quá trình chuyển dạ sinh con gặp nhiều khó khăn: Khó sinh, cần sinh mổ, tổn thương tử cung… Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có nguy cơ mắc các bệnh như:

  • Cao huyết áp thai kỳ.
  • Bệnh võng mạc tiểu đường.
  • Các bệnh về thận.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu.

Cách phòng tránh đái tháo đường thai kỳ

Để phòng tránh đái tháo đường thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý một số cách phòng tránh sau:

  • Duy trì cân nặng và tình trạng sức khỏe tốt trước khi mang thai.
  • Chế độ ăn cân bằng, dinh dưỡng: Ăn sáng đầy đủ, hạn chế tinh bột và đường, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và crom.
  • Vận động phù hợp, thường xuyên.
  • Theo dõi cân nặng, lượng đường trong máu thường xuyên trong suốt thai kỳ.
  • Thường xuyên thăm khám thai.

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý thường gặp ở thai phụ và ảnh hưởng xấu đến cơ thể thai nhi. Mẹ bầu cần lưu ý biểu hiện cơ thể để kịp thời chẩn đoán, và chủ động cân bằng chế độ dinh dưỡng đề phòng tránh đái tháo đường.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý có hại cho bản thân và thai nhi, và một trong số đó là bệnh tiểu đường thai kỳ. Để giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé,
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý dễ bắt gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây ra bệnh này phần lớn là do chế độ dinh dưỡng - vận động của người mẹ không hợp lý. Bài viết sau sẽ
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store