Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ
18/12/2021

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý dễ bắt gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây ra bệnh này phần lớn là do chế độ dinh dưỡng - vận động của người mẹ không hợp lý. Bài viết sau sẽ gợi ý cho mẹ chế độ dinh dưỡng lành mạnh khi mắc tiểu đường thai kỳ.

Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?

Đường (hay glucose) trong máu có chức năng cung cấp năng lượng đến từng cơ quan. Thông thường, lượng đường trong máu được cân bằng bởi insulin do tuyến tụy tiết ra. Nhưng do tác động của các nội tiết tố do nhau thai tiết ra trong thai kỳ mà khả năng cân bằng đường huyết của insulin bị rối loạn.

Khi đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao hơn bình thường và khiến mẹ mắc phải tiểu đường thai kỳ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không cân bằng hay mắc bệnh béo phì trước - trong thai kỳ cũng là nguyên nhân phổ biến của bệnh lý này.

Tác hại của bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với cả mẹ và bé, trong suốt thai kỳ và cả sau khi sinh như:

  • Cân nặng thai nhi quá lớn, chuyển dạ khó khăn.
  • Em bé có nguy cơ mắc: Tiểu đường, béo phì, hạ đường huyết…
  • Mẹ có nguy cơ bị băng huyết, sảy thai không rõ nguyên do, viêm nhiễm đường tiết niệu...

Chế độ ăn lành mạnh cho mẹ bầu

Cách đơn giản và hiệu quả nhất để kiểm soát đường huyết trong máu cho các mẹ bầu là thay đổi chế độ ăn uống. Chế độ này cần đảm bảo cân bằng giữa các chất: Carbohydrate, đạm, chất béo và chất xơ nhưng vẫn đủ dinh dưỡng và năng lượng. Tỷ lệ phần trăm của các chất trên trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ là:

  • Carbohydrate: 50 – 55% năng lượng nạp.
  • Chất đạm: 12 – 20% năng lượng nạp.
  • Chất béo: 25 – 30% năng lượng nạp.
  • Chất xơ: 20 – 35g/ngày.

Mẹ bầu nên chia thành 2-3 bữa chính kèm 1-2 bữa phụ trong ngày. Lưu ý không ăn quá nhiều ở mỗi buổi và không bỏ bữa.

Carbohydrate

Carbohydrate là thành phần cơ bản trong thực phẩm mang lại năng lượng chính cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải loại carbohydrate nào cũng tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ. Thai phụ nên ưu tiên các loại carbohydrate phức tạp:

  • Ngũ cốc nguyên hạt: Lúa mạch, ngô, yến mạch, lúa mì nguyên cám, gạo lứt, bánh mì nguyên cám… Những loại ngũ cốc nguyên hạt tốt hơn loại đã sơ chế như tinh bột trắng hay gạo trắng thông thường, vì chúng vẫn giữ được chất dinh dưỡng như vitamin B12.
  • Thực phẩm cây họ đậu: Đậu hà lan, đậu lăng, đậu thường… Đây vừa là nguồn carbohydrate ít béo, giàu chất xơ, vừa có thể thay thế protein động vật.

Mẹ bầu chú ý không dùng nhiều bánh ngọt, kem chè, trái cây quá ngọt để hạn chế hấp thụ đường.

Đạm

Mẹ bầu có thể bổ sung chất đạm thông qua thịt gia súc, gia cầm hoặc hải sản. Tuy nhiên, để giảm thiểu chất béo trong thịt thì mẹ bầu nên lựa chọn các loại thịt nạc và các loại hải sản như cá, tôm.

Chất béo

Chất béo là nguồn năng lượng không thể thiếu trong bữa ăn của mẹ bầu. Tuy nhiên, dùng chất béo nhiều dễ khiến mẹ mắc các bệnh về đường huyết, mỡ máu, cao huyết áp… Do vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn vừa đủ chất béo, ưu tiên chất béo không bão hòa:

  • Dầu ô liu, dầu đậu nành.
  • Các loại đậu.
  • Cá mòi, cá ngừ, cá hồi.
  • Hạt chia, trái bơ.

Mẹ bầu cần tránh các loại thực phẩm có chất béo bão hòa: Lòng đỏ trứng gà, thức ăn chiên xào, thức ăn sẵn, sữa hàm lượng béo cao...

Chất xơ

Chất xơ có tác dụng quan trọng trong việc ngăn ngừa hấp thụ tinh bột sau ăn. Do vậy, mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ cần tăng cường chất xơ cho cơ thể bằng:

  • Các loại củ quả, rau xanh: Ăn luộc, không chiên xào.
  • Các loại trái cây: Lựa chọn trái cây ít ngọt, ít đường như thanh long, bơ…

Gợi ý thực đơn cho một ngày

Bà bầu có thể tham khảo thực đơn cho một ngày sau đây:

Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai, có nguyên nhân xuất phát từ chế độ dinh dưỡng không hợp lý của người mẹ. Mẹ bầu cần xây dựng kế hoạch dinh dưỡng phù hợp với chế độ vận động thường xuyên hơn để hạn chế lượng đường trong máu. Ngoài ra mẹ cũng cần thăm khám thai và kiểm tra lượng đường huyết thường xuyên để bệnh lý luôn được kiểm soát ở mức an toàn.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân và cách phòng tránh
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý có hại cho bản thân và thai nhi, và một trong số đó là bệnh tiểu đường thai kỳ. Để giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé,
Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Chế độ dinh dưỡng cân bằng là một trong những điều mà bà bầu cần chú ý khi mang thai. Chế độ ăn uống không lành mạnh dễ khiến mẹ bầu mắc phải nhiều bệnh lý, và tiểu đường thai
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store