Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Tiểu đường thai kỳ: Nguyên nhân và cách phòng tránh
18/12/2021

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu có thể phải đối mặt với nhiều bệnh lý có hại cho bản thân và thai nhi, và một trong số đó là bệnh tiểu đường thai kỳ. Để giúp bảo vệ sức khỏe mẹ và bé, bài viết sau đây sẽ cung cấp cho mẹ bầu cách phòng tránh bệnh tiểu đường trong thai kỳ, mẹ tham khảo nhé!

Tiểu đường thai kỳ là gì và nguyên nhân

Bệnh tiểu đường thai kỳ diễn ra khi lượng đường (glucose) trong máu tăng vượt ngưỡng an toàn.

Thông thường, lượng đường có thể được cân bằng bởi hoạt chất insulin được tiết ra ở tuyến tụy. Trong thai kỳ, nhau thai sẽ tiết ra một số nội tiết tố cần cho sự phát triển khỏe mạnh của bé. Các nội tiết tố này có thể làm rối loạn khả năng cân bằng đường huyết của insulin, dẫn tới lượng đường trong máu tăng không kiểm soát.

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến mẹ và bé

Bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng tiêu cực đến thể trạng của mẹ và bé trong và sau thai kỳ.

Đối với thai nhi

Lượng đường trong máu mẹ tăng sẽ kích thích insulin ở thai nhi tiêu thụ, dẫn đến nhu cầu năng lượng của bé cũng tăng cao. Về lâu dài, tình trạng này sẽ khiến thai nhi:

  • Tăng trưởng quá nhanh: Thông thường, thai nhi được sinh bởi các bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ có cân nặng hơn 4kg.
  • Hạ đường huyết sau sinh.
  • Suy hô hấp, rối loạn tâm thần - vận động, dị dạng bẩm sinh.
  • Vàng da sơ sinh.

Đối với thai phụ

Phụ nữ khi mang thai mắc phải tiểu đường thai kỳ có nguy cơ:

  • Mắc lại tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai tới.
  • Tăng cân nhanh.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu, ví dụ mắc nấm Candida.
  • Nhiễm trùng, viêm thận, băng huyết sau sinh.
  • Sảy thai nhiều lần liên tiếp.

Thai phụ nào có nguy cơ mắc phải tiểu đường trong thai kỳ

Trong quá trình mang thai, vì nhu cầu năng lượng cho cả mẹ và bé, nên nhu cầu đường của mẹ bầu cũng tăng. Các mẹ bầu thông thường đều có lượng insulin phù hợp để cân bằng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, có một số mẹ bầu có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao hơn bình thường, như:

  • Mang thai khi ngoài 30 tuổi.
  • Có tiền sử mắc tiểu đường thai kỳ.
  • Bị béo phì, tiểu đường trước và trong thai kỳ.
  • Người thân mắc phải tiểu đường type 2.

Cách phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Trước thai kỳ, mẹ bầu cần chú ý phòng ngừa tiểu đường thai kỳ cho lần mang thai tới, cụ thể là:

  • Giữ cân nặng phù hợp, tránh tình trạng béo phì, tiểu đường, mỡ máu.
  • Nếu từng mắc tiểu đường thai kỳ, nên chủ động thông báo với bác sĩ.
  • Nếu có người thân mắc tiểu đường type 2, hoặc đang bị cao huyết áp, tiểu đường, béo phì, … cần xin tư vấn từ bác sĩ.

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời như:

  • Khám thai định kỳ.
  • Kiểm tra đường huyết thường xuyên.
  • Giữ cân nặng hợp lý.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng: Hạn chế ăn thực phẩm làm từ đường đơn và carbohydrate đơn giản; nên chia bữa ăn thành nhiều buổi trong ngày và kết hợp tập luyện phù hợp.

Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh dễ bắt gặp ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn 24 - 28 tuần thai kỳ. Bệnh lý này có tác hại xấu đến cơ thể của mẹ và bé, đặc biệt có thể gây tử vong. Mẹ bầu cần hiểu về bệnh và chủ đồng phòng tránh, chữa trị bệnh tiểu đường trong quá trình mang thai.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý dễ bắt gặp ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân gây ra bệnh này phần lớn là do chế độ dinh dưỡng - vận động của người mẹ không hợp lý. Bài viết sau sẽ
Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân và cách phòng tránh
Chế độ dinh dưỡng cân bằng là một trong những điều mà bà bầu cần chú ý khi mang thai. Chế độ ăn uống không lành mạnh dễ khiến mẹ bầu mắc phải nhiều bệnh lý, và tiểu đường thai
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store