Bên cạnh niềm hạnh phúc, vui mừng khi được mang trong mình mầm sống nhỏ, hành trình 40 tuần mang thai còn là thử thách đầy gian nan bởi mẹ bầu phải đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe. Đâu là những triệu chứng thông thường chỉ xuất hiện trong một giai đoạn của thai kỳ, đâu là những biểu hiện bệnh lý? Và làm thế nào để ngăn ngừa, xử lý những vấn đề trên? Hãy đọc kỹ bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình mẹ nhé!
Đây là hiện tượng khoảng 70% phụ nữ gặp phải trong thai kỳ. Ốm nghén thường xuất hiện trong giai đoạn đầu mang thai và thường sẽ biến mất hoặc giảm thiểu vào cuối tháng thứ 4. Tuy nhiên nếu ở mức độ nặng, ốm nghén có thể trở thành một bệnh lý, phải được điều trị, chăm sóc. Để giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ ốm nghén, mẹ bầu hãy giữ cho mình giờ giấc nghỉ ngơi khoa học, tránh căng thẳng. Bên cạnh đó, mẹ nên chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, tránh thực phẩm có mùi, đồ ăn nhiều dầu mỡ. Đồng thời việc ăn nhiều trái cây, rau củ, uống nhiều nước cũng là các biện pháp hữu hiệu giúp mẹ cảm thấy dễ chịu hơn trong quá trình mang thai.
Đây là triệu chứng mẹ bầu thường gặp nhất, đặc biệt trong ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Mẹ cần chú ý chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, tránh sử dụng đồ uống hoặc thức ăn có chứa quá nhiều vitamin C để cảm thấy khoẻ khoắn và có giấc ngủ ngon hơn. Trước khi đi ngủ, mẹ có thể thư giãn, thả lỏng cơ thể bằng việc đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng, chia sẻ những câu chuyện vui cùng bạn bè và người thân yêu của mình.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở phụ nữ mang thai có thể kể đến như bổ sung sắt quá mức, ít vận động, nồng độ hormone progesterone trong máu tăng làm giảm nhu động ruột, thai nhi phát triển làm tăng áp lực lên khung xương chậu. Táo bón kéo dài có thể khiến các chất độc hại trong phân xâm nhập lại đường tiêu hoá hoặc gây ra bệnh trĩ cho mẹ bầu. Để ngăn chặn những phiền toái do táo bón mang lại, mẹ nên uống nhiều nước, tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ và tập thể dục nhẹ nhàng.
Bé yêu dần phát triển sẽ khiến mẹ tăng cân, tăng áp lực lên thắt lưng và hậu quả là vùng lưng của mẹ thường xuyên xuất hiện những cơn đau nhức, khó chịu. Vì vậy, mẹ nên chọn vị trí ngồi có chỗ tựa êm ái, không ngồi một chỗ quá lâu, đặc biệt, không khiêng các đồ vật nặng để giảm đau lưng.
Bên cạnh đó, chuột rút cũng là vấn đề mẹ bầu thường gặp vào ban đêm, gây ra những cơn đau, co thắt dữ dội. Mẹ cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn bổ sung canxi, vitamin D, hằng ngày dành thời gian xoa bóp bàn chân, bắp chân bị co rút và đi lại nhẹ nhàng để máu được lưu thông.
Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ đòi hỏi lưu lượng máu nhiều hơn ở một số bộ phận, gây tăng áp lực lên thành mạch máu, khiến huyết áp tăng cao. Cao huyết áp thai kỳ là một trong những nguyên nhân dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé: sinh non, tiền sản giật, thậm chí là tử vong. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý quan sát tình trạng sức khoẻ của bản thân để nhận biết triệu chứng của tăng huyết áp, luôn nhớ đo huyết áp trong mỗi lần khám thai định kỳ. Trường hợp nếu mẹ bị huyết áp cao trước khi mang thai sẽ phải kiểm soát bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Bệnh tiểu đường thai kỳ “là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong lúc mang thai” – theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Nghiêm túc tuân theo kế hoạch điều trị của bác sĩ là cách tốt nhất giúp mẹ giảm hoặc ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Nếu không được kiểm soát, tiểu đường thai kỳ có thể làm gia tăng tỷ lệ sẩy thai, thai lưu, sinh non, nhiễm trùng tiết niệu, dị tật bẩm sinh…
Viêm nhiễm âm đạo là hiện tượng thường gặp và có thể điều trị dễ dàng khi mới có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nhiễm ở mức độ nghiêm trọng thì sẽ ảnh hưởng không tốt tới quá trình mang thai và em bé sau khi sinh. Các biến chứng thường gặp do viêm nhiễm âm đạo có thể kể đến: mất thai/sảy thai, mang thai ngoài tử cung, sinh non, dị tật bẩm sinh, biến chứng sức khỏe bà bầu. Vì vậy, mẹ cần thường xuyên quan sát các tình trạng sức khoẻ thông qua dịch âm đạo. Nếu phát hiện dịch âm đạo có màu vàng đục hoặc trắng, mùi hôi hoặc tanh, nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, mẹ hãy đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn hướng điều trị thích hợp.
Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm có thể làm tăng nguy cơ thai chết lưu, sinh non tháng hoặc gây ra tình trạng tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu ở thai phụ. Hiện nay, các chuyên gia trên thế giới chưa xác định được chính xác nguyên nhân tiền sản giật và cũng chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho hiện tượng này. Tiền sản giật thường xuất hiện ở một số nhóm đối tượng: những mẹ mang thai lần đầu, đậu thai khi lớn tuổi, mang song thai trở lên hay vốn có một số vấn đề sức khoẻ như: huyết áp cao, tiểu đường, bệnh thận, lupus ban đỏ, béo phì.
Hi vọng những kiến thức bổ ích trên đây sẽ giúp mẹ bầu có thể chủ động hơn trong việc giữ gìn sức khoẻ của mình suốt thai kỳ. Chúc các mẹ có một hành trình mang thai thật bình an và khỏe mạnh để đón chào các thiên thần bé bỏng trong hạnh phúc!
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí