Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Giải mã hiện tượng nghén ngủ khi mang thai
18/12/2021

Nghén ngủ là tình trạng thường xuất hiện ở nhiều phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nghén ngủ có thể ngủ liền từ 10 – 12 giờ hoặc buồn ngủ bất kỳ lúc nào trong ngày. Vậy nghén ngủ có tốt cho thai phụ hay không? Hãy cùng chuyên gia giải mã hiện tượng này qua bài viết sau đây ba mẹ nhé!

Nguyên nhân khiến mẹ bầu nghén ngủ

Khi mang thai, các mẹ bầu thường gặp tình trạng nghén. Tuy nhiên mỗi mẹ bầu sẽ có biểu hiện nghén khác nhau như chán ăn, khó ngủ, thèm ăn, mệt mỏi hoặc cảm thấy thèm ngủ. Thèm ngủ hay nghén ngủ là tình trạng xảy ra ở nhiều thai phụ.

Thông thường, nghén ngủ xuất hiện ở phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Thời điểm này, nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi, kích thích sự tăng tiết hormone progesterone mạnh mẽ. Hormone này khiến cho mẹ bầu đi tiểu nhiều, mất ngủ về đêm. Từ đó, mẹ trở nên mệt mỏi hơn và có nhu cầu ngủ nhiều hơn về ban ngày.

Một số biểu hiện nghén ngủ dễ nhận thấy ở mẹ bầu như ngáp nhiều lần, người uể oải, mệt mỏi, có xu hướng muốn ngủ nhiều hơn, giấc ngủ ngày kéo dài...

Nghén ngủ có tốt cho mẹ bầu hay không?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng với mẹ bầu, giúp mẹ bớt mệt mỏi, giảm căng thẳng, phục hồi được cơ thể nhanh chóng. Tuy nhiên theo các chuyên gia, mẹ bầu không nên ngủ quá nhiều trong quá trình mang thai.

Nghén ngủ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé, gây ra nhiều bệnh lý thai kỳ. Ba mẹ hãy cùng chuyên gia điểm qua một số mối nguy hại khi mẹ bầu nghén ngủ như sau:

  • Mẹ bầu có nguy cơ mắc các bệnh cơ xương khớp, đau cổ vai gáy, mỏi người do nằm nhiều, lười vận động.
  • Tinh thần mẹ bầu uể oải, dễ cáu gắt, kém minh mẫn do trí óc không được linh hoạt. Nếu để tình trạng này kéo dài mẹ sau sinh có nguy cơ rơi vào trạng thái thường xuyên lo lắng, bị trầm cảm và stress.
  • Mẹ bầu có nguy cơ cao mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch. Căn bệnh này làm cho mẹ khó thở, dễ rơi vào trạng thái hôn mê sâu, mất ý thức. Nguy hiểm hơn có thể dẫn tới suy thai, lưu thai.
  • Ngủ quá nhiều thai phụ cũng có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ. Nguyên do vì mẹ bầu chỉ nằm một chỗ, lượng đường trong máu không được chuyển hóa, không được hấp thụ.
  • Mẹ bầu lười vận động có thể sẽ không có đủ sức khỏe để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sau này. Mẹ sẽ khó chịu đựng được những cơn đau khi sinh thường.

Mẹ bầu cần làm gì để hạn chế tối đa tình trạng nghén ngủ?

Để khắc phục tình trạng nghén ngủ, trước hết mẹ bầu cần học cách quản lý quỹ thời gian khi mang thai của chính mình. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia sau đây nhé:

  • Mẹ cần sắp xếp công việc và thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Tránh làm việc quá khuya hoặc đối mặt với áp lực công việc quá lớn. Điều đó sẽ làm cho mẹ căng thẳng, mất ngủ vào ban đêm và tăng nhu cầu ngủ vào ban ngày.
  • Mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên để cơ thể được tỉnh táo, minh mẫn và linh hoạt. Khi mẹ tập thể dục, cơ thể sẽ tiết ra hormone giúp xương khớp của mẹ bầu không bị trì trệ, làm tiền đề cho cuộc vượt cạn sau này thành công.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều mẹ bầu cần làm trong quá trình mang thai. Mẹ cần ăn đủ chất, bổ sung các vitamin và khoáng chất, các acid folic để phòng tránh dị tật thai nhi.
  • Mẹ bầu nên tránh xa các đồ uống có chất kích thích, đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh. Từ đó ưu tiên các nguồn thức ăn sạch, bổ dưỡng. Mẹ có thể sử dụng trà gừng, nước lọc, nước cam…nếu cảm thấy buồn ngủ nhiều, người mệt mỏi.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều hơn tuy nhiên không nên để tình trạng nghén ngủ làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và bé. Mẹ cần vận động tích cực và xây dựng cho mình một thời gian biểu hợp lý, một chế độ ăn lành mạnh.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí



Bài viết liên quan
Tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu là gì?
Giấc ngủ luôn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thai nhi và sức khỏe người mẹ. Do vậy, tư thế ngủ cũng là yếu tố mà các mẹ cần phải chú ý đến. Bài viết này sẽ gợi
Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?
Đối với sức khỏe mẹ bầu, giấc ngủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tái tạo năng lượng. Nếu mất ngủ, ngủ không đủ giấc, cơ thể mẹ sẽ trở nên mệt mỏi và kéo theo nhiều hậu
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store