Một trong những bệnh lý thường bắt gặp ở phụ nữ mang thai là bệnh tăng huyết áp thai kỳ. Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cả mẹ và bé. Bài viết sau sẽ giải thích khái niệm, triệu chứng và nguyên nhân của bệnh lý này.
Khi máu chảy qua thành mạch sẽ tạo ra một áp lực được gọi là huyết áp. Huyết áp gồm có hai loại với chỉ số bình thường, đó là:
Khi chỉ số huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên, hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán là mắc phải cao huyết áp thai kỳ.
Triệu chứng của bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ có thể có một số biểu hiện như:
Huyết áp thai kỳ thông thường chỉ diễn ra sau tuần 20 của thai kỳ và kết thúc trong khoảng 42 ngày sau sinh. Tuy nhiên, một số bệnh lý khác có biểu hiện rất giống tăng huyết áp thai kỳ, ví dụ như:
Để xác định đúng tình trạng bệnh lý, mẹ bầu hãy tới bệnh viện ngay khi có những biểu hiện bệnh trên.
Cho đến nay, nguyên nhân gây ra tăng huyết áp thai kỳ vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các thai phụ có đặc điểm sau có nguy cơ mắc phải bệnh lý này cao hơn bình thường:
Để chẩn đoán mẹ bầu có mắc phải bệnh tăng huyết áp thai kỳ không, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thông qua 3 hình thức: đo huyết áp, đo nồng độ protein trong nước tiểu, và chẩn đoán tiền sản giật.
Dựa vào những nguyên nhân kể trên, tăng huyết áp thai kỳ có thể được kiểm soát và phòng chống tại nhà. Mẹ bầu có thể tham khảo một số cách bảo vệ mình và con trước và trong thai kỳ sau đây.
Trước thai kỳ, phụ nữ mang thai cần giữ bản thân luôn khỏe mạnh và cân bằng, đặc biệt là các bệnh liên quan đến thận, máu và huyết áp như béo phì, tăng huyết áp mạn… Nếu có mắc phải, phụ nữ nên chữa trị cho dứt hẳn rồi mới quyết định mang thai. Đặc biệt, người mẹ cần lưu ý không nên mang thai quá sớm (dưới 20 tuổi) hoặc quá muộn (trên 40 tuổi).
Trong thai kỳ, bà bầu cần giữ chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đi kèm với việc tập luyện thường xuyên. Thường xuyên khám thai và kiểm tra huyết áp cũng là một cách để chẩn đoán bệnh kịp thời.
Tăng huyết áp thai kỳ là căn bệnh dễ gặp và tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong cho mẹ và bé. Mẹ bầu cần chú ý kiểm tra huyết áp thường xuyên, giữ sự luyện tập và chế độ dinh dưỡng cân bằng trước và trong thai kỳ. Hãy luôn giữ lối sống lành mạnh, và thăm khám thai thường xuyên để kịp thời phát hiện bệnh lý.
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí