Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Tác hại của tăng huyết áp thai kỳ với mẹ bầu
18/12/2021

Tăng huyết áp thai kỳ là một trong những bệnh lý nguy hiểm mà phụ nữ thường gặp nhất khi mang thai. Bệnh lý này có thể gây biến chứng về sức khỏe, thậm chí là tính mạng cho cả mẹ và bé. Vậy tăng huyết áp thai kỳ là gì và nó có tác hại ra sao? Bài viết sau sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên cho mẹ bầu.

Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Máu là cơ quan vận chuyển khí oxi và chất dinh dưỡng đến các tế bào thông qua các mạch máu. Khi di chuyển, máu sẽ tạo một áp lực nhất định lên thành mạch, áp lực này gọi là huyết áp. Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải nhiều bệnh lý khác nhau làm tăng huyết áp, nhưng tăng huyết áp thai kỳ có những đặc điểm riêng để nhận biết là:

  • Bắt đầu có dấu hiệu tăng huyết áp từ tuần thứ 20 của thai kỳ.
  • Huyết áp người mẹ khi đo cao hơn 140/80mmHg.
  • Trở về bình thường trong vòng 6 - 12 tuần sau sinh.
  • Không xuất hiện tình trạng có protein trong nước tiểu.

Tăng huyết áp thai kỳ còn có thể được chia thành tiền tăng huyết áp, tăng huyết áp nhẹ, tăng huyết áp nặng… Mẹ bầu có thể tham khảo bảng phân loại các cấp độ tăng huyết áp sau đây:

Tác hại của tăng huyết áp trong thai kỳ với mẹ bầu

Đối với thai phụ

Tăng huyết áp thai kỳ rất dễ bắt gặp và thường gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe của thai phụ. Mẹ bầu sẽ phải đối diện với những nguy cơ sau khi mắc phải bệnh lý này:

  • Có nguy cơ trở nặng thành tiền sản giật, sản giật - bệnh lý có tỷ lệ 5 - 8% gây tử vong cho thai phụ.
  • Cản trở lưu thông máu đến các cơ quan, dễ mắc các bệnh về tim, gan, thận, não.
  • Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ sau thai kỳ, tốc độ phục hồi thấp.
  • Có tỷ lệ mắc lại tăng huyết áp thai kỳ trong những lần mang thai sau.

Đối với thai nhi

Không chỉ gây nguy hiểm cho người mẹ, bệnh tăng huyết áp còn ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi. Việc mẹ mắc phải tăng huyết áp vào bất cứ giai đoạn nào trong khi mang thai đều có thể khiến bé dễ mắc phải các tình trạng như:

  • Áp lực lên thành mạch tăng khiến lưu lượng máu đến các cơ quan của mẹ và nhau thai giảm sút. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, phát triển kém.
  • Tăng nguy cơ bong nhau non - nguyên nhân phổ biến gây sảy thai.
  • Thai có thể sinh non, dễ mắc bệnh về hô hấp hoặc chết lưu.

Cách phòng tránh bệnh tăng huyết áp trong thai kỳ

Dựa vào những nguyên nhân kể trên, mẹ bầu có thể phòng tránh bệnh tăng huyết áp thai kỳ bằng cách:

  • Không mang thai khi còn quá trẻ hoặc đã lớn tuổi.
  • Giữ cơ thể khỏe mạnh bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng và luyện tập thường xuyên.
  • Hạn chế mang thai khi đang mắc các bệnh như cao huyết áp, béo phì… Nên chữa trị dứt điểm trước thai kỳ.
  • Nếu có tiền sử mắc bệnh liên quan, nên xin lời khuyên từ bác sĩ.
  • Khám thai thường xuyên và theo dõi huyết áp hằng ngày.

Tăng huyết áp thai kỳ dễ dẫn đến các bệnh lý nặng hơn như cao huyết áp nặng, tiền sản giật - sản giật, có nguy cơ tử vong cho mẹ và bé. Phụ nữ cần giữ cơ thể cân đối và khỏe mạnh trước, trong thai kỳ để bảo vệ bản thân và thai nhi. Nếu có biểu hiện của bệnh lý, mẹ cần đến ngay bệnh viện để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Bật mí cách phòng tránh tăng huyết áp thai kỳ cho mẹ bầu
Quá trình mang thai luôn vất vả và đi kèm với nhiều nỗi lo về các bệnh lý có thể mắc phải ở mẹ bầu. Một trong những căn bệnh nguy hiểm thường gặp nhất ở bà bầu là tăng huyết áp
Tăng huyết áp thai kỳ: Gợi ý chế độ ăn lành mạnh cho mẹ bầu
Trong quá trình mang bầu mẹ thường xuyên bị mắc các bệnh lý khá nguy hiểm. Chính vì thế việc có một chế độ ăn uống lành mạnh cho mẹ bầu là vô cùng cần thiết. Đặc biệt là mẹ bầu
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store