Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Đau dạ dày khi mang thai: Nguyên nhân và tác hại
18/12/2021

Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể gặp phải nhiều bệnh lý với độ nặng nhẹ khác nhau và đau dạ dày là một trong số đó. Đau dạ dày rất thường gặp ở mẹ bầu và có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ. Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ bầu tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của bệnh lý này.

Nguyên nhân gây đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung, bệnh lý này xuất hiện khi dạ dày tiết axit quá mức trong một số trường hợp như:

  • Nôn nghén: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bị nghén nặng dẫn đến bị nôn mửa thường xuyên. Hành động này lặp đi lặp lại đã ảnh hưởng tới hoạt động co bóp của dạ dày.
  • Nội tiết tố: Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ tiết ra nhiều loại hormone cần cho bào thai. Hormone progesterone giúp giảm nguy cơ sảy thai, giữ bảo thai trong tử cung. Đồng thời, hormone này cũng kích thích dạ dày co bóp và tiết nhiều dịch vị.

  • Tử cung chèn ép: Khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ trở nên lớn hơn và thay đổi vị trí. Tử cung sẽ nằm cao hơn bình thường, chèn ép dạ dày, khiến thức ăn khó trôi xuống và dạ dày co bóp nhiều hơn.
  • Thói quen ăn uống: Chế độ dinh dưỡng không cân bằng, không thường xuyên, hoặc lạm dụng chất gây nghiện rất dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Căng thẳng: Khi mang thai, bà bầu phải đối diện với nhiều vấn đề và rất dễ bị stress. Căng thẳng thường xuyên sẽ kích thích thần kinh não - ruột, khiến dạ dày tiết nhiều axit gây đau.

Tác hại của đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của mẹ và bé. Tuy nhiên, bệnh lý khó chịu này dễ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và hiệu suất lao động của mẹ bầu.

Trong một số trường hợp, đau dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng hơn như viêm loét dạ dày. Khi đó, mẹ bầu sẽ cần can thiệp chữa trị để tránh tình trạng tiếp tục trở xấu.

Cách chẩn đoán và phòng tránh đau dạ dày

Mẹ bầu có thể nhận thấy đau dạ dày thông qua các cơn đau ở vùng dạ dày. Nếu tình trạng nặng hơn, thai phụ có thể sử dụng cách chẩn đoán bệnh chính xác hơn là phương pháp nội soi dạ dày.

Phòng bệnh sẽ luôn tốt hơn chữa bệnh, do vậy mẹ bầu có thể chủ động phòng tránh đau dạ dày bằng các cánh sau đây:

  • Tránh ăn quá nhiều các thực phẩm: Có vị chua (axit), bạc hà, chocolate, caffeine, giàu chất béo...
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, thư giãn tránh căng thẳng, stress.
  • Ăn uống đầy đủ, đúng giờ, đủ chất.

Đau dạ dày khi mang thai không phải là một tình trạng nguy hiểm đối với mẹ và bé. Bệnh có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nhìn chung là do lối sống không lành mạnh. Mẹ bầu nên thư giãn và có chế độ dinh dưỡng đều đặn, cân bằng để phòng tránh bệnh lý này.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Bị trĩ nặng khi mang thai có nên phẫu thuật ngay không?
Có nhiều mẹ bầu bị táo bón lâu ngày hình thành trĩ và trĩ lâu năm. Trong thai kỳ, thậm chí tình trạng trĩ còn nghiêm trọng hơn bởi những thay đổi bất thường của hormone trong cơ
Bật mí cách giảm đau lưng khi mang thai cho mẹ
Mang thai là một món quà dành cho người phụ nữ, khi mẹ có thể cảm nhận những thay đổi từ bé con trong bụng mình. Quá trình đó luôn là thách thức to lớn với mẹ, vì phải trải qua
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store