Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Rối loạn đường tiết niệu là gì?
18/12/2021

Suốt thời gian mang thai, sức đề kháng suy yếu khiến mẹ bầu phải đối mặt với nhiều bệnh lý, trong đó có rối loạn hay nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Vậy hiện tượng này là gì cũng như có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của mẹ và bé? Hãy đọc bài viết dưới đây để có cái nhìn toàn diện xoay quanh vấn đề này mẹ nhé!

Rối loạn đường tiết niệu và các triệu chứng thường gặp

Khi vi khuẩn từ da, âm đạo, trực tràng xâm nhập vào các bộ phận như thận, niệu quản, bàng quang, đường tiết niệu của mẹ sẽ bị rối loạn, nhiễm trùng. Các thể nhiễm khuẩn tiết niệu thường gặp là nhiễm khuẩn thường, nhiễm khuẩn tiết niệu thấp (viêm bàng quang cấp), nhiễm khuẩn tiết niệu cao (viêm thận - bể thận cấp), viêm cầu thận cấp và suy thận cấp.

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần theo dõi sự thay đổi của cơ thể để kịp thời phát hiện các triệu chứng viêm đường tiết niệu bao gồm:

  • Cảm giác buồn tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu thải ra rất ít.
  • Tiểu buốt, đau rát, thậm chí tiểu ra máu nếu bệnh nặng.
  • Đau nhói, căng tức ở bàng quang, vùng bụng dưới.
  • Nước tiểu đục, có mùi khai bất thường hoặc có màu hồng (máu lẫn trong nước tiểu).
  • Khi vi khuẩn đã vào thận, mẹ bầu có thể bị đau lưng, buồn nôn, sốt… Lúc này, mẹ cần tới ngay bệnh viện để được khám và điều trị, ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh về thận.

Nguyên nhân nào khiến mẹ bầu dễ bị rối loạn đường tiết niệu?

Bệnh lý này thường xuất hiện ở các mẹ bầu, đặc biệt trong những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân là bởi nữ giới có đường tiết niệu ngắn và gần với hậu môn hơn nam giới nên các bệnh viêm nhiễm dễ lây lan với tốc độ nhanh đến vùng lân cận.

Đặc biệt, trong thời gian mang thai, do khối lượng tử cung ngày càng lớn, niệu quản và thận phải của mẹ bầu bị chèn ép. Từ đó, việc tiểu tiện trở nên khó kiểm soát, nước tiểu bị ứ đọng, trở thành nguồn lây nhiễm khi trào ngược từ bàng quang lên niệu đạo, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Rối loạn đường tiết niệu có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe mẹ và bé?

Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm khuẩn đường tiết niệu có thể gây ra ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Với người mẹ, các tác động tiêu cực có thể kể đến là viêm nhiễm ở các cơ quan tiết niệu khác, để lại sẹo ở ống niệu đạo, gây hẹp niệu đạo, làm tăng nguy cơ tiền sản giật và tán huyết. Không chỉ vậy, tình trạng nhiễm khuẩn ở cơ quan tiết niệu còn dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như áp xe thận, nhiễm trùng máu, suy thận cấp, thậm chí bể thận cấp.

Rối loạn đường tiết niệu là bệnh lý nguy hiểm mẹ bầu cần đặc biệt lưu tâm. Người mẹ bị nhiễm trùng nước tiểu có thể làm nhiễm trùng sơ sinh cho trẻ, thậm chí gây sinh non hoặc thai chết trong tử cung.

Làm thế nào để phòng tránh và điều trị rối loạn đường tiết niệu cho mẹ bầu?

Cách phòng tránh viêm đường tiết niệu

Mẹ bầu đừng quá lo lắng bởi có rất nhiều biện pháp giúp phòng ngừa được nguy cơ bị rối loạn đường tiết niệu:

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: lau từ âm đạo ra phía hậu môn sau khi đại tiện để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn lên niệu đạo. Khi đi tiểu, nên thấm khô nhẹ nhàng, không lau mạnh tay. Ngoài ra, mẹ không nên ngâm bồn tắm lâu và thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập.
  • Giữ bàng quang thường xuyên rỗng: không nhịn tiểu, tiểu sạch hoàn toàn để ngăn vi khuẩn phát triển. Uống các loại nước trái cây tươi cũng là một gợi ý hay cho mẹ, vừa tốt cho sức khỏe, vừa có tác dụng lợi tiểu.
  • Uống đủ nước để làm loãng nước tiểu, loại bỏ vi khuẩn.
  • Giữ vùng kín được thông thoáng, dễ chịu: sử dụng quần lót bằng vải cotton, không mặc quần bó sát.
  • Thường xuyên kiểm tra mẫu nước tiểu trong mỗi lần khám thai để phát hiện bệnh sớm.

Cách điều trị viêm đường tiết niệu

Dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể được điều trị dứt điểm nhờ việc uống kháng sinh (loại an toàn cho thai nhi). Quan trọng, mẹ bầu cần nghiêm túc tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, uống đúng cách và đủ liều lượng.

Khi đã bị nhiễm trùng thận, mẹ cần phải nhập viện kịp thời để điều trị tích cực. Mẹ và em bé sẽ được các bác sĩ theo dõi sát sao và tiến hành làm các xét nghiệm cần thiết để có phương pháp chữa bệnh phù hợp.

Hi vọng với các thông tin hữu ích trên đây, mẹ bầu đã có kiến thức đầy đủ về chứng rối loạn đường tiết niệu. Luôn giữ sức khỏe và theo dõi sát sao những thay đổi dù nhỏ nhất của cơ thể mình để có một thai kỳ thật khỏe mạnh mẹ nhé!

#tamcanguyet3

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Bị trĩ nặng khi mang thai có nên phẫu thuật ngay không?
Có nhiều mẹ bầu bị táo bón lâu ngày hình thành trĩ và trĩ lâu năm. Trong thai kỳ, thậm chí tình trạng trĩ còn nghiêm trọng hơn bởi những thay đổi bất thường của hormone trong cơ
Bật mí cách giảm đau lưng khi mang thai cho mẹ
Mang thai là một món quà dành cho người phụ nữ, khi mẹ có thể cảm nhận những thay đổi từ bé con trong bụng mình. Quá trình đó luôn là thách thức to lớn với mẹ, vì phải trải qua
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store