Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Trầm cảm khi mang thai: Dấu hiệu và cách phòng tránh
18/12/2021

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau, cả vật lý cơ thể lẫn tâm lý. Trầm cảm khi mang thai hiện đang là dạng bệnh tâm lý ngày càng phổ biến hơn với bà bầu, có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe mẹ và bé. Hãy tìm hiểu ngay những dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh trầm cảm trong thai kỳ tại đây mẹ nhé!

Dấu hiệu trầm cảm ở mẹ bầu

Trầm cảm là tình trạng rối loạn cảm xúc ở mẹ bầu, khiến mẹ bầu khó điều khiển được hành vi, suy nghĩ của bản thân. Trầm cảm khi mang thai đang trở nên phổ biến hơn khi theo nhiều nghiên cứu, hiện này có đến gần 25% phụ nữ mang thai mắc phải bệnh lý này.

Khác với các bệnh lý thông thường, các bệnh tâm lý như trầm cảm rất khó nhận biết vì dễ bị nhầm lẫn với tình trạng khác. Mẹ bầu có thể tham khảo một số biểu hiện sau của trầm cảm:

  • Tâm trạng thay đổi nhanh, có thể bật khóc và buồn bã mà không có lý do.
  • Khó ngủ, mất ngủ và các chứng rối loạn giấc ngủ khác.
  • Cảm thấy chán nản, mất hứng thú với mọi thứ xung quanh.
  • Rất cáu kỉnh, lo lắng, mệt mỏi.

Nguyên nhân gây trầm cảm khi mang thai

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến trầm cảm khi mang thai. Nguyên nhân phổ biến nhất là do các áp lực trong cuộc sống như tài chính và mối quan hệ với gia đình. Những phụ nữ khi mang thai không nhận được sự quan tâm, chia sẻ từ chồng thường có nguy cơ mắc bệnh lý cao hơn bình thường.

Ngoài ra, những mẹ bầu có tiền sử mắc phải trầm cảm, hoặc sảy thai, thai chết lưu trong lần mang thai trước thường sẽ cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Trong khi mang thai, nội tiết tố thay đổi cũng khiến mẹ bầu nhanh thay đổi cảm xúc và dễ mắc trầm cảm hơn.

Tác hại của trầm cảm trong thai kỳ

Trầm cảm ở mẹ bầu có thể diễn ra trong và sau thai kỳ. Tuy đây chỉ là một bệnh tâm lý, nhưng nó lại rất nguy hiểm với cả mẹ và bé.

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ mắc phải trầm cảm dễ dẫn đến sảy thai, sinh non… Trẻ dễ mắc phải các bệnh về rối loạn thần kinh, rối loạn cảm xúc, tự kỷ, chậm phát triển… Trầm cảm có thể đẩy người mẹ vào tâm trạng u uất, thậm chí tự tử.

Phòng tránh và điều trị trầm cảm khi mang thai

Phòng tránh trầm cảm trong thai kỳ

Để tránh mắc phải bệnh trầm cảm, không chỉ mẹ bầu mà những người xung quanh cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Mẹ bầu có thể tham khảo một số cách sau để tránh bệnh lý này:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Có những thú vui riêng như đọc sách, nghe nhạc…
  • Yêu bản thân và có một số thói quen tốt: Viết nhật ký, tập yoga, tham gia các hội nhóm, chia sẻ khó khăn với bạn bè và gia đình...
  • Khi cảm thấy buồn bã, khó chịu: Bà bầu có thể ăn chocolate đen giúp thư giãn cơ thể.

Điều trị trầm cảm cho mẹ bầu

Điều trị trầm cảm trong thai kỳ là một khó khăn đối với cả mẹ bầu và những người xung quanh. Phụ nữ mang thai sẽ cần thời gian để ổn định lại những rối loạn của mình, thông qua hai cách điều trị như:

  • Điều trị bằng thuốc: Trầm cảm diễn ra do não tiết quá nhiều hoạt chất làm căng thẳng thần kinh. Do vậy, bà bầu có thể dùng thuốc để hạn chế việc tiết ra các chất này. Tuy nhiên, cần lưu ý độ lành tính của thuốc, tránh làm hại với thai nhi.
  • Liệu pháp tâm lý: Bên cạnh dùng thuốc, việc tham gia vào các buổi nói chuyện và trị liệu với chuyên gia cũng giúp ích rất nhiều cho mẹ bầu.

Trầm cảm trong thai kỳ là bệnh lý ngày càng phổ biến hơn do áp lực từ cuộc sống và môi trường đè nặng lên mẹ bầu. Để chữa lành những tổn thương và rối loạn, phụ nữ mang thai và gia đình cần kiên nhẫn và kiên trì theo lời khuyên của bác sĩ. Hy vọng bài viết đã có ích cho mẹ bầu để tránh mắc phải bệnh lý này.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Bị trĩ nặng khi mang thai có nên phẫu thuật ngay không?
Có nhiều mẹ bầu bị táo bón lâu ngày hình thành trĩ và trĩ lâu năm. Trong thai kỳ, thậm chí tình trạng trĩ còn nghiêm trọng hơn bởi những thay đổi bất thường của hormone trong cơ
Bật mí cách giảm đau lưng khi mang thai cho mẹ
Mang thai là một món quà dành cho người phụ nữ, khi mẹ có thể cảm nhận những thay đổi từ bé con trong bụng mình. Quá trình đó luôn là thách thức to lớn với mẹ, vì phải trải qua
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store