Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Đa thai - Niềm vui xen lẫn nỗi lo của mẹ bầu
18/12/2021

Mang đa thai có lẽ là niềm hạnh phúc khó diễn tả thành lời của ba mẹ, đặc biệt đối với những gia đình đang mong con. Tuy nhiên so với các mẹ bầu thai một, mang đa thai luôn tiềm ẩn nguy cơ nhiều hơn khiến ba mẹ lo lắng. Hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để xem những khó khăn của mẹ bầu khi mang đa thai là gì nhé!

Mẹ biết gì về đa thai?

Đa thai là khái niệm để chỉ một thai kỳ có hai hay nhiều thai nhi cùng lớn lên trong tử cung mẹ. Có hai trường hợp đa thai: Đa thai cùng trứng và khác trứng.

Tỉ lệ mang đa thai tự nhiên vốn không cao, chỉ chiếm khoảng 30%. Nhưng hiện nay tỉ lệ này đang ngày càng gia tăng do các cặp vợ chồng hiếm muộn hoặc các ba mẹ có kế hoạch sinh con muộn tìm đến những phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), thụ tinh nhân tạo (IUI)...

So với mang thai một, mẹ bầu mang đa thai có thể bị ốm nghén nặng, tăng cân nhanh hơn. Các mẹ đa thai cũng cần nhiều dinh dưỡng hơn với khoảng 300 Kcal mỗi ngày cho mỗi thai nhi. Con số này có thể thay đổi tùy thể trạng của từng mẹ bầu. Vì vậy, khi biết mình mang đa thai, mẹ cần gặp bác sĩ để nhận tư vấn về sức khỏe cũng như chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Những nguy cơ khi mẹ mang đa thai

Mẹ bầu mang đa thai đồng nghĩa với việc tăng rủi ro cho cả mẹ và con. Vì vậy mẹ cần thận trọng trong suốt quá trình thai nghén của mình. Các chuyên gia đã phân tích rất nhiều nguy cơ mẹ bầu có thể sẽ phải đối mặt như:

  • Giai đoạn ốm nghén của mẹ có thể sẽ kéo dài và nặng hơn. Lúc này mẹ cần đến sự giúp đỡ của bác sĩ để được tư vấn về tình trạng nghén, tránh để cơ thể rơi vào trạng thái kiệt sức, mệt mỏi.
  • Hiện tượng tăng huyết áp ở mẹ phần lớn sẽ xảy ra và thai phụ cần được theo dõi chặt chẽ trong trường hợp huyết áp tăng quá cao.
  • Dễ gặp hiện tượng nhau tiền đạo, sảy thai hoặc lưu thai không rõ lí do.
  • Đa thai khiến mẹ bị thiếu máu. Từ đó khiến mẹ mệt mỏi, khó thở và giảm lượng truyền oxy đến thai nhi khiến thai kém phát triển.
  • Mẹ bầu dễ mắc tiền sản giật và đặc biệt là tiểu đường thai kỳ nếu không chú ý tới sự cân bằng dinh dưỡng.
  • Phụ nữ mang đa thai có thể sinh trước ở tuần thứ 37 của thai kỳ hay còn gọi là sinh non. Do tử cung trở nên chật chội hơn và sức khỏe của mẹ không đáp ứng được sự phát triển đến tuần thứ 39, 40 của các thai nhi. Vì vậy, trong thời điểm này các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên lựa chọn sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé.
  • Mẹ khó sinh thường hơn. Sinh mổ có thể khiến mẹ chậm hồi phục so với sinh thường.
  • Mẹ cũng có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh cao bởi đa phần các mẹ bầu đa thai thường nhạy cảm, dễ tủi thân và suy nghĩ nhiều hơn so với các mẹ thai một.
  • Các rủi ro sau sinh ảnh hưởng đến bé có thể xảy ra như bại não, khó thở do phổi chưa trưởng thành, vàng da, dị tật bẩm sinh, teo não, dính liền nhau…

Mặc dù có nhiều nguy cơ khi mang đa thai nhưng sẽ không quá khó khăn nếu ba mẹ lập được kế hoạch tốt cho việc sinh nở diễn ra đảm bảo an toàn nhất có thể. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu thấy bất thường để được xử lý sớm nhất. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Hội chứng truyền máu song sinh và những điều ba mẹ cần biết
Mang đa thai đồng nghĩa với việc tăng rủi ro cho cả mẹ và bé. Các thai nhi sau sinh dễ gặp nhiều nguy cơ như dị tật bẩm sinh, dính liền cơ thể, sinh non, viêm phổi… và đặc biệt
Chăm sóc mẹ bầu đa thai có gì khác biệt?
Đối với mẹ bầu thai một, các chế độ khám hay cân bằng dinh dưỡng cơ thể luôn được lên kế hoạch tỉ mỉ, chu đáo. Còn với mẹ bầu mang đa thai, sự chăm sóc ấy cần cẩn trọng gấp đôi
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store