Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Hội chứng truyền máu song sinh và những điều ba mẹ cần biết
18/12/2021

Mang đa thai đồng nghĩa với việc tăng rủi ro cho cả mẹ và bé. Các thai nhi sau sinh dễ gặp nhiều nguy cơ như dị tật bẩm sinh, dính liền cơ thể, sinh non, viêm phổi… và đặc biệt là hiện tượng truyền máu song sinh. Đây là hội chứng hiếm gặp nhưng vô cùng nghiêm trọng. Ba mẹ hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây cùng chuyên gia để tìm hiểu và phòng tránh hiện tượng này nhé!


Hội chứng truyền máu song sinh là gì?

Hội chứng truyền máu song sinh (Twin To Twin Transfusion Syndrome – TTTS) là một rối loạn nghiêm trọng xảy ra trong thai kỳ khi người mẹ mang thai cặp song sinh cùng trứng và cùng chung một bánh nhau. Hội chứng này xảy ra khi có hiện tượng kết nối mạch máu bất thường, các mạch máu của nhau thai chia sẻ và liên kết với nhau.

Điều này dẫn đến một em bé nhận được nhiều máu hơn từ mẹ, trong khi trẻ còn lại nhận được quá ít máu, từ đó thai nhi bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng trở nên kém phát triển. Hội chứng truyền máu đôi hoặc song thai cũng được gọi là hội chứng truyền máu liên đôi mãn tính.

Dấu hiệu của hội chứng truyền máu song sinh

Mặc dù đối với phụ nữ mang đa thai, hội chứng này rất nguy hiểm nhưng nếu nhận biết được qua các dấu hiệu sau đây, mẹ có thể kịp thời đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị tích cực. Một số dấu hiệu cơ bản ở mẹ bầu đã được các chuyên gia sản khoa chỉ ra như sau:

  • Nhận thấy tử cung tăng trưởng bất thường trong từng giai đoạn, đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ hai.
  • Có cảm giác đau bụng, co thắt thường xuyên.
  • Tăng trọng lượng cơ thể đột ngột và khó kiểm soát.
  • Sưng phồng bất thường ở bàn tay và bàn chân trong tam cá nguyệt thứ nhất.
  • Tăng huyết áp, tiền sản giật.
  • Siêu âm thấy trọng lượng của hai thai nhi hoàn toàn chênh lệch.

Hậu quả khi mẹ mắc hội chứng truyền máu song sinh

Nguy cơ nặng nề nhất mẹ có thể gặp phải ở hội chứng này là 90-100% thai sẽ chết. Còn nếu một trong hai thai chết thì 25% thai còn lại bị di chứng thần kinh nặng nề. Tỷ lệ mắc hội chứng truyền máu song thai là 0,1-1,9/1000 trẻ được sinh ra. Bên cạnh đó, một số hậu quả khác của hội chứng mẹ bầu có thể sẽ phải gặp như sau:

  • Thai lưu hoặc đẻ non.
  • Nhiễm trùng ối, OVS.
  • Suy tim ở thai nhận, từ đó thai nhận có thể sẽ bị lưu.
  • Thiếu máu, thiếu oxy cho thai dẫn tới lưu thai do suy bánh rau hoặc do thiếu máu.
  • Nếu mẹ vẫn vượt cạn an toàn thì hầu hết trẻ cho máu sẽ nhỏ hơn so với trẻ được nhận máu lúc mới sinh.
  • Trẻ nhận máu có thể bị thừa máu, phát triển suy tim vì khối lượng máu cao. Vì vậy, trẻ cần thuốc để tăng cường chức năng của tim.

Cách phòng tránh và điều trị

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Duy Ánh – Giám đốc bệnh viện Phụ Sản Hà Nội: “Thai phụ mang song thai có thể phát hiện được sớm trong khi mang thai, nhờ việc siêu âm thường xuyên. Do đó, bà mẹ mang thai cần phải thường xuyên siêu âm trong suốt thai kỳ để kiểm soát được kích thước và tình trạng sức khỏe của cặp thai nhi trong bụng.

Ngoài ra, phụ nữ mang đa thai cần chú ý nhiều hơn tới những biểu hiện của cơ thể. Để làm giảm áp lực lên cổ tử cung đang trong thai kỳ, mẹ cần nằm nghỉ ngơi trên giường hoặc nằm ngang, nằm nghiêng một bên trên ghế sofa, trên mặt sàn hay giường.

Nhờ sự can thiệp của bác sĩ để làm giảm thể tích nước ối, bằng cách sử dụng phương pháp chọc nước ối để thoát lượng dư thừa, giúp cải thiện được lưu lượng máu trong nhau thai và hơn nữa còn giảm được nguy cơ sinh non.

Tiến hành sử dụng laser đốt mạch nối giữa hai thai, mở thông giữa hai buồng ối và truyền máu cho thai bị thiếu máu trong buồng tử cung. Nếu sức khỏe của mẹ không cho phép , mẹ cần phẫu thuật hủy thai có chọn lọc bằng việc cắt dây rốn hoặc bằng laser.

Mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để bồi bổ sức khỏe cũng như thông qua nhau thai, nuôi dưỡng các thai nhi tốt nhất. Bên cạnh đó mẹ cũng có thể bổ sung vitamin và khoáng chất sau khi đã tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Hội chứng truyền máu song sinh có thể được phòng tránh hoặc điều trị kịp thời nếu ba mẹ thường xuyên đi khám thai đúng lịch. Mẹ bầu mang đa thai tuy vất vả hơn nhưng nếu chú ý tốt tới sức khỏe trong suốt thai kỳ, ba mẹ sẽ đón được các con yêu một cách an toàn và hạnh phúc.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí


Bài viết liên quan
Chăm sóc mẹ bầu đa thai có gì khác biệt?
Đối với mẹ bầu thai một, các chế độ khám hay cân bằng dinh dưỡng cơ thể luôn được lên kế hoạch tỉ mỉ, chu đáo. Còn với mẹ bầu mang đa thai, sự chăm sóc ấy cần cẩn trọng gấp đôi
Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang đa thai
Làm mẹ là thiên chức đặc biệt của người phụ nữ. Và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân đôi nếu mẹ biết mình mang đa thai. Khi đó, mẹ sẽ cần chú ý đến thai kỳ của mình nhiều hơn bởi đồng
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store