Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ hai
18/12/2021

Trong tam cá nguyệt thứ hai, mẹ bầu có thể đã dần cảm nhận được những thay đổi mạnh mẽ của thai nhi. Điều đó đồng nghĩa với việc mẹ cần chú ý hơn tới các lịch khám để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của con. Ba mẹ hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để biết các mốc khám thai quan trọng cần thực hiện trong ba tháng giữa thai kỳ là gì nhé!

Vì sao mẹ cần khám thai ở tam cá nguyệt thứ hai?

Giai đoạn này, em bé của ba mẹ đã phát triển ổn định. Mẹ bầu không còn phải đối mặt nhiều với tình trạng ốm nghén như ở ba tháng đầu. Tuy nhiên do thai nhi lớn dần, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy mỏi mệt và đau giãn các cơ vì vậy đi khám sức khỏe kết hợp siêu âm là điều mẹ nên làm.

Nếu như ở tam cá nguyệt thứ nhất, bác sĩ giúp ba mẹ xác định được vị trí làm tổ của thai, lắng nghe nhịp tim của con và xét nghiệm xem bé có mắc hội chứng Down hay không thì ở tam cá nguyệt thứ hai, bác sĩ sẽ siêu âm và khám để tầm soát những dị tật bẩm sinh khác mà thai nhi có nguy cơ mắc phải. Bên cạnh đó, mẹ bầu sẽ được đưa ra lời khuyên và giải đáp những thắc mắc trong thai kỳ nếu có.

Tam cá nguyệt thứ hai cũng là thời điểm “vàng” để mẹ thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa theo chỉ định của bác sĩ mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như khâu cổ tử cung, phẫu thuật bóc tách hoặc cắt khối u buồng trứng…

Các mốc khám thai quan trọng trong tam cá nguyệt thứ hai

Tuần thứ 14 đến tuần thứ 16

Thời gian này bác sĩ sẽ đo cân nặng để xem mẹ có bị thừa cân hay không và đo huyết áp để đảm bảo mẹ phòng tránh được tiền sản giật trong thai kỳ. Sau đó mẹ sẽ được siêu âm để nghe tim thai và kiểm tra sự phát triển của em bé. Ba mẹ đã có thể sử dụng dịch vụ siêu âm 4D hoặc 5D để nhìn thấy con yêu được rõ nét nhất qua từng cử động trên màn hình.

Ở tuần thai 12, mẹ đã được chỉ định làm Double test để kiểm tra thai nhi có mắc hội chứng Down hay không. Và đến tuần thứ 16, bác sĩ có thể tiếp tục chỉ định mẹ làm thêm Triple test để chẩn đoán các vấn đề sức khỏe của thai nhi như các rối loạn về gen, dị tật ống thần kinh.

Tuần thứ 20 đến tuần thứ 22

Đây là thời điểm mẹ được siêu âm kĩ hơn để phát hiện những bất thường của thai nhi về cơ hoành, các chi, tim...Thông thường đến tuần thứ 22, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu siêu âm 4D để kiểm tra hình thái thai nhi, chất lượng nước ối trong tử cung. Mẹ bầu cần uống nhiều nước để tránh trình trạng nước ối đục, cạn ối từ đó gây nguy hiểm cho em bé.

Nhiều trường hợp thai nhi mắc dị tật bẩm sinh nặng, bác sĩ sẽ khuyên ba mẹ đình chỉ thai trong trường hợp khẩn cấp để bảo đảm tính mạng cho người mẹ. Việc đình chỉ thai thường sẽ tiến hành trước tuần thứ 24.

Tuần thứ 24 đến tuần 26

Thời điểm này bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của mẹ thông qua các bước siêu âm tim thai, các chỉ số quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, xét nghiệm máu nếu mẹ bị phù chân, chóng mặt. Nếu có những bất thường trong thai kỳ, ba mẹ cần trình bày với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.

Mang thai ba tháng giữa đánh dấu bước ngoặt mới trong thai kỳ của mẹ. Bên cạnh niềm hạnh phúc cảm nhận rõ rệt những cử động của con, mẹ còn cần chú ý hơn tới thay đổi của cơ thể nếu có. Chúc ba mẹ có một hành trình trọn vẹn với con yêu!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí



Bài viết liên quan
Hình ảnh yolksac trên siêu âm và những điều mẹ cần biết
Đi khám và siêu âm là việc làm đầu tiên không thể thiếu khi mẹ phát hiện mình mang thai. Đối với mẹ bầu siêu âm lần đầu, cụm từ “yolksac” trên kết quả siêu âm vốn khá xa lạ và
Phân biệt các loại siêu âm khi mang thai (Phần 2)
Siêu âm trong thời gian mang thai là một trong những việc quan trọng ba mẹ cần thực hiện để đảm bảo sự phát triển toàn diện của con yêu. Ở bài viết trước, ba mẹ đã nhận biết được
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store