Trong thai kỳ, bà bầu có thể đối mặt với nhiều tình trạng xấu, và nhau tiền đạo là một trong số đó. Nhau tiền đạo có những ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé trong ba tháng cuối thai kỳ và giai đoạn sinh nở. Vậy nhau tiền đạo là gì? Nó có ảnh hưởng gì nghiêm trọng không? Bài viết sau đây sẽ giải đáp và gợi ý cách bà bầu có thể phòng tránh nhau tiền đạo.
Xem thêm: Nhau bong non là gì? Dấu hiệu và cách phòng tránh nhau bong non cho bà bầu
Nhau (hay rau) thai là phần cơ quan của thai nhi giúp nối dây rốn với thành tử cung của mẹ. Phát triển bất cứ nơi nào có trứng thụ tinh bám vào tử cung (dạ con). Nhau tiền đạo xảy ra khi nó nằm ở vị trí thấp bên dưới của tử cung và vẫn nằm ở vị trí thấp đó cho đến khi quá nửa thời gian mang thai.
Nhau thai thông thường sẽ bám vào bốn vị trí:
Khi nhau thai không nằm ở những vị trí kể trên, thì được gọi là nhau tiền đạo. Trường hợp hay gặp nhất là nhau thai bám vào một phần hoặc toàn bộ phía dưới của thành tử cung.
Để xác định được nhau tiền đạo, bà bầu có thể:
Hiện nay, nền y tế hiện đại vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân gây ra nhau tiền đạo. Tỷ lệ gặp phải nhau tiền đạo ở thai phụ thông thường là 1/300. Tuy nhiên, phụ nữ trên 35 tuổi có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn so với bình thường.
Nhau thai có thể che mất một phần cổ tử cung (nhau tiền đạo bán trung tâm) hoặc chắn hết cổ tử cung (nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn). Ở cả hai trường hợp, thai nhi đều cần phải sinh mổ.
Đối với mẹ bầu
Đối với thai nhi
Thai nhi lấy dinh dưỡng và oxy từ máu của mẹ. Nhau tiền đạo khiến mẹ bị mất máu, nên thai nhi không lấy được đủ chất dinh dưỡng, kém phát triển, suy thai.
Ngoài ra, nếu mẹ bị xuất huyết nặng, bác sĩ sẽ chỉ định sinh non để bảo đảm tính mạng cho mẹ. Thai nhi sinh non thường mắc các bệnh về hô hấp và chậm phát triển, khả năng sống sót thấp hơn. Nếu nhau thai nằm ở vị trí bên dưới thành tử cung, nó sẽ chắn một phần hoặc toàn bộ đường cho thai nhi đi ra và ngôi thai sẽ bị ngược.
Nếu bị nhau tiền đạo, phụ nữ có nguy cơ chảy máu đột xuất nhưng không đau đớn trong giai đoạn mang thai và khi sinh. Cần phải gọi cấp cứu và có nguy cơ phải sinh sớm. Các mẹ càng có nguy cơ cao bị chảy máu khi:
Nếu không điều trị, chảy máu âm đạo sẽ trở nên nghiêm trọng hơn (xuất huyết) và đe dọa đến tính mạng của cả hai mẹ con. Dù tình trạng này hiếm nhưng vẫn cần điều trị việc chảy máu âm đạo ngay từ đầu.
Đây là biến chứng hiếm gặp của nhau tiền đạo, nó chỉ xảy ra khi nhau thai bám sâu vào thành tử cung. Nhau thai tiếp tục gắn với tử cung thay vì bong ra sau khi sinh.
Biến chứng này có khả năng xảy ra nếu đã từng sinh mổ trước đó và càng có nguy cơ cao khi sinh mổ nhiều lần. Đội ngũ y tế sẽ nhận thấy được dấu hiệu trong những lần sinh trước của bà bầu khi siêu âm. Các mẹ có thể được đề nghị siêu âm màu Doppler hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra nhau cài răng lược có tồn tại không.
Nhau cài răng lược mang đến nguy cơ chảy máu rất nghiêm trọng khi sinh mổ. Tuy nhiên, không đơn giản chỉ là mất nhiều máu mà nó còn đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ.
Đây là biến chứng còn hiếm gặp hơn. Nó xảy ra khi mạch máu từ dây rốn chạy qua màng che của cổ tử cung. Do màng này không đươc bảo vệ bởi dây rốn hay nhau thai nên rất dễ bị rách và gây chảy máu. Tỷ lệ xảy ra trường hợp này chỉ từ 1/6000 đến 1/2000 ca mang thai.
Nguy cơ chảy máu do mạch máu tiền đạo sẽ ảnh hưởng đến sự sống của thai nhi hơn là người mẹ. Nếu phát hiện sớm, người mẹ có thể phải nhập viện sớm ngay từ tuần 28 của thai kỳ. Tuy nhiên, nó có thể chỉ được biết khi bị vỡ ối trước hoặc trong khi sinh. Nếu nhận thấy mình có dấu hiệu của mạch máu tiền đạo, các mẹ buộc phải quyết định cấp cứu mổ lấy thai ngay lập tức.
Một số cách để hạn chế gặp phải tình trạng nhau tiền đạo ở mẹ bầu là:
Nhau tiền đạo là bệnh lý gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thai phụ cần chú ý kiểm tra thai thường xuyên, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường, thai phụ cần đến bệnh viện để kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.
Các mẹ không thể làm mọi thứ để thay đổi vị trí của nhau tiền đạo nhưng các mẹ có thể làm nhiều việc khác để giữ sức khỏe tốt cho cả mẹ và bé.
Ăn thức ăn dinh dưỡng đặc biệt những loại giàu sắt, thịt đỏ, loại rau xanh lá…để giảm nguy cơ bị thiếu máu. Nếu lượng sắt trong cơ thể mẹ thấp, bác sĩ hoặc người hộ sinh cũng sẽ khuyên nên bổ sung thêm sắt.
Nếu phải nhập viện, hãy giữ cho hệ tuần hoàn của mình hoạt động tốt để ngăn ngừa máu đông. Cố gắng đi lại xung quanh, uống nhiều nước và mang tất chân loại dài nếu người hộ sinh đưa cho.
Nhau tiền đạo là bệnh lý gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thai phụ cần chú ý kiểm tra thai thường xuyên, nhất là trong những tháng cuối thai kỳ. Khi thấy có dấu hiệu bất thường, thai phụ cần đến bệnh viện để kiểm tra và theo dõi chặt chẽ.
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí