Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Siêu âm thai là gì? Những điều cần lưu ý khi mẹ bầu đi siêu âm
18/12/2021

Trong quá trình mang thai, xét nghiệm sàng lọc mẹ bầu thường thực hiện nhiều nhất đó chính là siêu âm. Vậy siêu âm thai là gì? Mẹ bầu cần lưu ý những gì khi đi siêu âm? Ba mẹ hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây để cùng chuyên gia giải đáp câu hỏi nhé!

Siêm âm là gì?

Siêu âm là một kỹ thuật y khoa sử dụng sóng âm thanh để quan sát hình ảnh của thai nhi, bánh rau, nước ối…trong tử cung người mẹ. Qua đó có thể giúp bác sĩ đánh giá sự tăng trưởng, phát triển của em bé và theo dõi thai kỳ của mẹ bầu một cách toàn diện, chính xác.

Thông qua siêu âm, bác sĩ sẽ chẩn đoán sức khỏe của thai nhi, phát hiện những bất thường của thai vốn không thể nhìn thấy qua hình thức khám ngoài để kịp thời lên phương án điều trị, chăm sóc cho thai phụ.

Có hai hình thức siêu âm thai phổ biến hiện nay, đó là: Siêu âm đầu dò qua đường âm đạo và siêu âm qua thành bụng. Siêu âm đầu dò thường được sử dụng đối với các mẹ mới bắt đầu mang thai ở tuần thứ 5, 6 vì khi ấy thai nhi còn nhỏ chưa quan sát được rõ qua thành bụng. Còn siêu âm qua thành bụng được áp dụng nhiều hơn ở tất cả các mốc khám cho tới lúc mẹ vượt cạn.

Các loại siêu âm 2022

Siêu âm qua ngã âm đạo

Với loại siêu âm thai nhi này, một thiết bị dạng đũa gọi là đầu dò sẽ được đưa vào trong âm đạo của thai phụ để phát ra sóng âm thanh và thu thập các phản xạ. Siêu âm qua đường âm đạo được sử dụng thường xuyên nhất trong thời kỳ đầu mang thai. 

Siêu âm qua thành bụng

Phương pháp siêu âm được thực hiện bằng cách di chuyển đầu dò qua bụng của thai phụ.

Siêu âm 2D, 3D, 4D

Siêu âm sử dụng sóng âm, không xâm lấn nên rất an toàn, cung cấp hình ảnh 2 chiều, 3 chiều và 4 chiều của thai nhi. Loại siêu âm này đôi khi được sử dụng để giúp bác sĩ phát hiện các bất thường trên khuôn mặt hoặc khuyết tật ống thần kinh.

Siêu âm Doppler

Siêu âm Doppler đo những thay đổi nhỏ trong sóng siêu âm trên mạch máu giúp phát hiện bất thường như thai chậm phát triển, tiền sản giật, nhau cài răng lược… Ngoài ra còn có thể cung cấp chi tiết về lưu lượng máu của em bé.

Siêu âm tim thai

Sử dụng sóng siêu âm cung cấp thông tin chi tiết về trái tim của em bé. Phương pháp này có thể được sử dụng để xác nhận hoặc loại trừ khuyết tật tim bẩm sinh.

Vì sao phải siêu âm thai thường xuyên

Siêu âm thai nhi giúp các bác sĩ có thể theo dõi sự phát triển của thai nhi đồng thời phát hiện sớm các dị tật sớm nếu có. 

Siêu âm tháng 1 đến tháng 3: đánh giá kích thước, vị trí của thai nhi. Xác định số lượng thai nhi và ước tính thời gian sinh nở. Giúp bác sĩ sàng lọc di truyền trong tâm cá nguyệt thứ nhất cũng như sàng lọc các bất thường của tử cung hoặc cổ tử cung của sản phụ. 

Siêu âm tháng 4 đến tháng 9: giúp đánh giá một số đặc điểm của thai kỳ, bao gồm cả giải phẫu thai nhi. Xác định vị trí của thai nhi trước khi sinh. 

Xem chi tiết: Phân biệt các loại siêu âm khi mang thai

Siêu âm nhiều có tốt không?

Các nghiên cứu của nhiều nhà khoa học vẫn chưa chứng minh được siêu âm có thể gây hại cho thai nhi. Bản chất của siêu âm là sử dụng sóng âm thanh có tần số cao nên hoàn toàn vô hại với em bé. Vì thế, mẹ bầu không cần phải lo lắng sóng siêu âm có ảnh hưởng đến thai nhi không. Chỉ cần siêu âm ở các thời điểm quan trọng thì siêu âm hoàn toàn vô hại.

Tuy nhiên, riêng biện pháp siêu âm Doppler được khuyến cáo không sử dụng khi không thật sự cần thiết, đặc biệt đối với thai nhi dưới 10 tuần tuổi. Đây là thời điểm quan trọng cho sự hình thành các cơ quan, bộ phận, thai nhi có thể bị ảnh hưởng bởi tác dụng nhiệt.

Bên cạnh đó, các mẹ bầu cũng không nên đi siêu âm quá nhiều lần vì điều đó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người mẹ, gây nên hồi hộp hoặc lo lắng. Hơn nữa, điều này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro trong quá trình di chuyển và gây lãng phí thời gian, tiền bạc của cha mẹ. Theo khuyến cáo của WHO, phụ nữ mang thai nên siêu âm khoảng 8 lần trong suốt thai kỳ, trung bình một tháng một lần.

Xem chi tiết: Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Các mốc siêu âm thai quan trọng 

Siêu âm hình thái thai nhi giai đoạn 11-14 tuần

Thời điểm này thai nhi đã có đủ hình hài và các bộ phận, những bất thường lớn có thể nhìn thấy. Ở thời điểm này, mục đích của việc siêu âm là: chẩn đoán tuổi thai và dự kiến sinh cho sản phụ, đo độ mờ da gáy để sàng lọc nguy cơ mắc các bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, hội chứng Patau, hội chứng Edward, chẩn đoán số lượng thai, số lượng bánh rau và buồng ối đối với sản phụ mang đa thai, sàng lọc nguy cơ tiền sản giật.

Siêu âm hình thái thai nhi giai đoạn 18-22 tuần

Vào lúc 18-22 tuần là lúc lượng nước ối có nhiều, thai đã khá lớn và di động rất tốt trong buồng tử cung, giúp cho việc quan sát thai khá tốt ở nhiều góc độ khác nhau, nên dễ dàng phát hiện các bất thường về hình thể thaiThai nhi sẽ được siêu âm 4D kiểm tra chi tiết các bộ phận trên cơ thể của thai nhi:

-   Kiểm tra tứ chi về độ dài và số lượng xem có gì bất thường, có đầy đủ hay thiếu ngón chân ngón tay nào không

-   Khảo sát các dị tật về não bộ và cột sống.

-   Tình trạng của các cơ quan nội tạng khác như tim, phổi, dạ dày… đánh giá dị tật tim thai, dịch bất thường trong khoang màng phổi, trong ổ bụng…

-   Đánh giá dị tật ở gương mặt của thai nhi xem có bị sứt môi, hở hàm ếch, có đầy đủ hai tai hay không…

-   Cuối cùng là xem có sự bất thường nào về bánh nhau, nước ối không, xem bánh nhau có bám chắc không, diện tích nhau bám có lớn không, nước ối có nhiều quá hay bị thiếu không.

Siêu âm thai nhi giai đoạn 30-32 tuần

Lần siêu âm thứ ba (30 - 32 tuần) nhằm: đánh giá sự phát triển thai, và phát hiện các dị tật xuất hiện muộn. Thai phát triển bình thường hay thai nhỏ hoặc lớn hơn bình thường được xác định ở lần siêu âm này. Bên cạnh việc siêu âm hình thái các cơ quan bộ phận như lần siêu âm mốc 18-22 tuần, lần siêu âm này còn phát hiện các dị tật xuất hiện muộn như nhẵn não, tắc ruột… Vị trí bánh nhau lúc này cũng sẽ được chẩn đoán chắc chắn hơn, xác định rau có bám thấp, che lấp đường ra của thai nhi hay không.

Phải chuẩn bị gì trước khi siêu âm thai 

Theo khuyến cáo của Hiệp hội thai kỳ Hoa Kỳ, việc siêu âm thai phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và của bé. Sẽ có sự khác nhau giữa số lần và thời điểm đi siêu âm thai ở những mẹ bầu khác nhau. Nhưng chung quy lại, mẹ nên đi siêu âm ở các mốc quan trọng như tuần 6, tuần 12, tuần 22, tuần 28, tuần 32, tuần 36 và từ tuần 39 trở đi mỗi tuần siêu âm 1 lần.

Sau đây là những lưu ý quan trọng khi đi siêu âm thai ba mẹ cần nhớ:

  • Tìm hiểu và chọn siêu âm ở nơi có những bác sĩ chuyên khoa uy tín, giàu kinh nghiệm để theo dõi toàn bộ thai kỳ.
  • Không nên uống rượu bia, chất kích thích, nước ngọt hoặc nước trái cây…trước khi siêu âm.
  • Giữ tinh thần thoải mái, không lo lắng, sợ sệt.
  • Uống nhiều nước lọc khi đi siêu âm thai trong ba tháng đầu để bàng quang được căng tối đa. Từ đó sẽ giúp bác sĩ quan sát thai nhi tốt hơn.
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát để quá trình siêu âm được diễn ra thuận lợi và nhanh chóng.
  • Không cần thiết siêu âm Doppler qua đầu dò âm đạo ở những tuần thai đầu tiên vì khi đó thai nhi chỉ đang ở giai đoạn phôi nên không đánh giá được bánh rau và dây rốn.
  • Đi tiểu hết trước khi thực hiện siêu âm sau ba tháng đầu thai kỳ.
  • Nếu mẹ bầu đang bị sốt, hãy nói với bác sĩ để quy trình siêu âm được thực hiện nhanh hơn.

Siêu âm chỉ là một dạng chẩn đoán qua hình ảnh nên phần lớn có thể tầm soát các dị tật thông thường nhưng không thể loại trừ tất cả các bất thường của thai. Tùy từng bệnh lý, có thể dễ phát hiện hoặc khó phát hiện thậm chí là không thể phát hiện ra trên màn hình siêu âm. Một số bất thường ở thai nhi chỉ có thể phát hiện ở giai đoạn muộn của thai kỳ.

Siêu âm rất quan trọng trong thai kỳ, giúp ba mẹ dễ dàng theo dõi quá trình phát triển cũng như phát hiện những bất thường bẩm sinh của thai nhi. Tuy nhiên, để tránh phát sinh những vấn đề liên quan tới sức khỏe và ổn định hơn trong quá trình mang thai, mẹ bầu không nên lạm dụng siêu âm mà hãy đi theo chỉ định của bác sĩ. Chúc ba mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Hình ảnh yolksac trên siêu âm và những điều mẹ cần biết
Đi khám và siêu âm là việc làm đầu tiên không thể thiếu khi mẹ phát hiện mình mang thai. Đối với mẹ bầu siêu âm lần đầu, cụm từ “yolksac” trên kết quả siêu âm vốn khá xa lạ và
Phân biệt các loại siêu âm khi mang thai (Phần 2)
Siêu âm trong thời gian mang thai là một trong những việc quan trọng ba mẹ cần thực hiện để đảm bảo sự phát triển toàn diện của con yêu. Ở bài viết trước, ba mẹ đã nhận biết được
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store