Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Cách theo dõi và chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm chủng
18/12/2021

Sau khi tiêm chủng, nhiều em bé sẽ có những biểu hiện thể hiện tình trạng sức khỏe và độ tương thích với vắc-xin. Để biết chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng một cách kỹ lưỡng sau tiêm chủng và kịp thời xử lý khi trẻ có những biểu hiện bất thường, ba mẹ hãy dành chút thời gian để đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

Theo dõi biểu hiện của trẻ chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

30 phút là thời gian ba mẹ cần nán lại phòng khám để theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ. Nếu em sẽ có biểu hiện bất thường như li bì, thở nhanh, khò khè, nôn trớ, lờ đờ... thì hãy báo ngay cho cán bộ y tế càng sớm càng tốt.

Nếu trẻ có biểu hiện sức khỏe ổn định, ba mẹ hãy đưa con về nhà và tiếp tục theo dõi từ 24 đến 48 giờ sau tiêm. Những biểu hiện cần được ba mẹ chú ý quan sát đó là:

  • Trạng thái tinh thần
  • Nhiệt độ cơ thể.
  • Tình trạng ăn uống, ngủ nghỉ.
  • Nhịp thở, tốc độ thở.
  • Biểu hiện da tại vị trí tiêm.
  • Phát ban cơ thể.

Thường thì trẻ chỉ có dấu hiệu sốt hoặc sưng nhẹ ở khu vực tiêm. Nếu tiêm một số vắc-xin đặc thù như vắc-xin phòng sởi, thủy đậu thì trẻ có thể sẽ có biểu hiện phát ban nhẹ và thường sẽ tự hết trong vòng 1 - 2 ngày.

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

  • Mặc quần áo thoáng mát vào mùa hè, đủ ấm vào mùa đông.
  • Cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu ở trẻ đã ăn dặm.
  • Cho trẻ bú đủ bữa, đủ nhu cầu với trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Không đắp các hóa chất hoặc thực phẩm lên vị trí tiêm để tránh nhiễm trùng.
  • Nếu vết thương sưng đỏ thì có thể chườm mát để giảm sưng.
  • Nếu trẻ sốt dưới 38 độ C, cho trẻ mặc đồ thoáng mát, tăng cường bú, bổ sung chất lỏng dinh dưỡng và nước.
  • Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C kèm mệt mỏi, Có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt để tránh sốt cao gây co giậtg.
  • Thường xuyên kiểm tra trẻ vào ban đêm.
  • Tránh tì, đè vào vết tiêm.

Nguy hiểm sau tiêm

Nếu trẻ có những biểu hiện sau đây, ba mẹ hãy liên hệ với cán bộ y tế hoặc đưa con đến phòng khám gấp để được hỗ trợ chăm sóc và điều trị:

  • Phát ban/mày đay, phù mạch
  • Khó thở, tức ngực, thở rít
  • Trẻ có dấu hiệu đau bụng hoặc nôn
  • Sốt trên 39 độ C, không thuyên giảm nhiệt dù đã dùng thuốc giảm sốt.
  • Da tím tái, khó thở, thở khò khè, thở nhanh, ngắt quãng.
  • Mệt lả, lừ đừ, không phản ứng với lời gọi của ba mẹ.
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, bú kém, quấy khóc trên 3 giờ.
  • Vị trí tiêm sưng, cứng, đau, có quầng đỏ kích thước lớn.
  • Trẻ chân tay lạnh, mạnh nhanh, yếu hơn bình thường

Để đảm bảo sức khỏe cho bé, ba mẹ cần có kiến thức và kỹ năng trong việc chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng. Thực tế, vẫn có một số trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Việc phát hiện kịp thời những biểu hiện bất thường của con sẽ giúp ba mẹ phòng ngừa được những tình huống xấu nhất.

Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Sốc phản vệ sau khi tiêm chủng và cách xử lý
Mặc dù sốc phản vệ sau khi tiêm chủng ở trẻ em rất hiếm, nhưng ba mẹ cũng cần có hiểu biết nhất định để biết cách xử lý khi gặp trường hợp này. Vì nếu sốc phản vệ không được xử
Những mũi tiêm quan trọng cho trẻ sơ sinh mà mẹ không thể bỏ qua
Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp con phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn giúp con tăng sức đề kháng, tăng trưởng khỏe mạnh. Chủ động bảo vệ con
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store