Mặc dù sốc phản vệ sau khi tiêm chủng ở trẻ em rất hiếm, nhưng ba mẹ cũng cần có hiểu biết nhất định để biết cách xử lý khi gặp trường hợp này. Vì nếu sốc phản vệ không được xử lý kịp thời có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng tới tính mạng của trẻ. Hãy dành 5 phút để tìm hiểu các kiến thức quan trọng về sốc phản vệ tại đây ba mẹ nhé!
Sau khi tiêm vắc-xin, ba mẹ cần cho trẻ ở lại đơn vị y tế và theo dõi khoảng 30 phút để kiểm tra tình hình phản ứng của cơ thể bé trước khi ra về. Thông thường, các tai biến nguy hiểm thường xảy ra trong 10 phút đầu sau khi tiêm, cần được can thiệp sớm nếu không có thể dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, cũng có nhiều triệu chứng phản vệ khác xảy ra sau khi tiêm nhiều giờ. Sau đây là một số triệu chứng có thể là biểu hiện của tình trạng sốc phản vệ:
Nếu sau khi tiêm vắc-xin, ba mẹ thấy trẻ có một trong số các biểu hiện trên thì hãy liên hệ với nhân viên y tế ngay lập tức và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.
Ngay khi trẻ có biểu hiện phản ứng phản vệ, nhân viên y tế cần tiến hành hồi sức tim phổi cho bé để tránh tình trạng suy hô hấp, suy tim. Sau đó, trẻ sẽ được chăm sóc đặc biệt và điều trị để giảm bớt phản ứng dị ứng của cơ thể:
Có kiến thức để nhận biết tình trạng sốc phản vệ sau khi tiêm chủng sẽ giúp ba mẹ có cách xử lý hiệu quả và kịp thời trong những tình huống khẩn cấp. Mong rằng kiến thức trên đây đã cung cấp cho ba mẹ những hiểu biết và cách xử lý cơ bản trước tình trạng trên.
Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí