Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Những mũi tiêm quan trọng cho trẻ sơ sinh mà mẹ không thể bỏ qua
18/12/2021

Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh đầy đủ và đúng lịch không chỉ giúp con phòng ngừa các bệnh nguy hiểm mà còn giúp con tăng sức đề kháng, tăng trưởng khỏe mạnh. Chủ động bảo vệ con bằng việc nắm vững lịch tiêm chủng là điều ba mẹ nào cũng nên làm, và hãy cùng ghi lại những mũi tiêm quan trọng cho bé trong từng giai đoạn để không bỏ sót mẹ nha!

Vì sao trẻ cần các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh

Trước khi có vắc-xin ra đời, những căn bệnh nguy hiểm đã gây ra biết bao hậu quả ghê gớm và đau lòng với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Những biến chứng nguy hiểm để lại di chứng nặng nề về cả thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến tương lai, thậm chí là tính mạng của những đứa trẻ. Qua sự phát triển không ngừng của khoa học, những loại vắc-xin đã ra đời, có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và duy trì sức khỏe ổn định của con, để trẻ có thể lớn lên bình an và khỏe mạnh.

Bởi vậy, tiêm vắc-xin đầy đủ và đúng lịch là cách hữu hiệu để bảo vệ bé khỏi các nguy cơ lây bệnh, gián tiếp bảo đảm cho con một thể chất khỏe mạnh, tương lai xán lạn.

Các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh quan trọng theo từng giai đoạn

Sơ sinh ( Từ 0 - 1 tháng tuổi): 

  • Phòng viêm gan B: Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi chào đời, trẻ sẽ được tiêm vắc-xin viêm gan B(Viêm gan B sơ sinh), mũi tiêm này sẽ được nhắc lại vào lúc trẻ được 2, 3, 4  (Mũi 1,2,3) và 18 tháng (Mũi nhắc lại). 
  • Nếu mẹ đã mang sẵn virus viêm gan B thì bé cần tiêm vắc - xin và huyết thanh chống virus trong vòng 12 giờ sau sinh, tiêm nhắc lại vào lúc 1, 6, 18 tháng tuổi. 
  • BCG phòng bệnh lao: Trẻ sẽ tiêm mũi vắc-xin này trước khi tròn 1 tháng tuổi.

Trẻ từ 6 tuần - 4 tháng tuổi:

  • Phòng bạch cầu, ho gà, bại liệt, uốn ván, Các bệnh do HiB: Tiêm vào lúc trẻ được 2,3,4 tháng tuổi, tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi.
  • Phòng Rotavirus cũng cần được bổ sung trong giai đoạn này.
  • Phòng phế cầu: Để phòng tránh các bệnh viêm màng não, viêm phổi, viêm tai giữa vào lúc trẻ được 6 tuần tuổi, tiêm 3 liều cơ bản, mỗi liều cách nhau 1 tháng, liều thứ 4 cách tối thiểu 6 tháng.

Trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi:

  • Phòng cúm: Trẻ nên tiêm vắc-xin phòng cúm từ 6 tháng tuổi, liều 2 cách 1 tháng và nhắc lại hàng năm.
  • Phòng Viêm màng não: Trẻ cần tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau khoảng 2 tháng.
  • Phòng Sởi - Quai bị - Rubella: Trẻ có thể tiêm mũi này từ 9 tháng tuổi, tiêm nhắc lại vào tháng 15.

Trẻ từ 9 - 12 tháng tuổi trở lên:

  • Phòng thuỷ đậu: Khi trẻ tròn 12 tháng, trẻ có thể tiêm vắc-xin phòng thủy đậu và nhắc lại mũi 2 sau 4 năm nếu cần.
  • Phòng viêm não Nhật Bản: Trẻ em từ 2 đến 6 tuổi có nguy cơ cao nhiễm. Trẻ có thể tiêm vắc-xin Jevax mũi 1 lúc 1 tuổi, mũi 2 tiêm sau 1 đến 2 tuần và mũi 3 tiêm sau mũi 2 khoảng 1 năm. Sau 3 năm nhắc lại cho tới khi 15 tuổi. Ngoài ra, vắc-xin Imojev cũng phòng ngừa viêm não Nhật Bản: Tiêm 2 liều cách nhau từ 1 đến 2 năm. Chỉ cần tiêm 1 mũi duy nhất nếu từ 18 tuổi trở lên.
  • Phòng Sởi – Quai bị - Rubella: Sau mũi tiêm 1 vào tháng 9, mũi tiêm 2 vào tháng 15 thì trẻ có thể tiêm nhắc lại sau 4 năm sau mũi thứ 2 để có miễn dịch đầy đủ. Nếu trước 1 tuổi trẻ chưa được tiêm vắc-xin phòng 3 bệnh trên thì có thể tiêm khi được 12 tháng, nhắc lại mũi 2 sau 4 năm.
  • Phòng viêm gan A: Có thể tiêm vắc-xin phòng viêm gan A của Pháp khi được 12 tháng tuổi, liều 2 tiêm nhắc lại sau 6 tháng.
  • Vắc-xin phòng dại: Khi trẻ bị súc vật (chó, mèo, dơi…) cào, cắn hoặc liếm lên viết thương hở của bé, cha mẹ cần tiêm vaccine phòng dại hoặc huyết thanh kháng dại cho trẻ tuỳ tình trạng vết thương

Những lưu ý sau tiêm phòng

Sau khi tiêm phòng, ba mẹ nên nán lại khoảng 15 đến 30 phút xem trẻ có phản ứng dị ứng/phản vệ với vắc-xin hay không. Nếu sức khỏe của con ổn định thì hãy đưa con về nhà và tiếp tục theo dõi biểu hiện trong vòng 24 giờ.

Ngoài ra, trẻ có thể sẽ sốt nhẹ sau tiêm (Dưới 38 độ C), ba mẹ có thể làm mát cơ thể cho con bằng việc mặc đồ thoáng, lau ấm,uống nhiều nước, tăng cường bú mẹ. Nếu sốt trên 38,5 độ C thì có thể dùng thuốc hạ sốt theo liều lượng khuyến cáo từ nhà sản xuất.

Nếu trẻ có biểu hiện bất thường sau khi tiêm như li bì, bỏ bú, khó thở, đau bụng, nôn mửa... thì ba mẹ hãy liên hệ với bác sĩ hoặc cán bộ y tế để được hỗ trợ.

Hi vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ có thêm hiểu biết về tiêm phòng và nắm được lịch tiêm những mũi vắc-xin quan trọng đầu đời. Hãy ghi chú vào sổ tay và nhắc lịch để không quên các mũi tiêm quan trọng cho bé mẹ nhé!

Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Sốc phản vệ sau khi tiêm chủng và cách xử lý
Mặc dù sốc phản vệ sau khi tiêm chủng ở trẻ em rất hiếm, nhưng ba mẹ cũng cần có hiểu biết nhất định để biết cách xử lý khi gặp trường hợp này. Vì nếu sốc phản vệ không được xử
Cách theo dõi và chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm chủng
Sau khi tiêm chủng, nhiều em bé sẽ có những biểu hiện thể hiện tình trạng sức khỏe và độ tương thích với vắc-xin. Để biết chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng một cách kỹ lưỡng sau
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store