Giấc ngủ trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề ba mẹ nên quan tâm hàng đầu trong giai đoạn sơ sinh vì đây sẽ là nền tảng để con có thể chất tốt và trí tuệ nhanh nhạy, sáng dạ trong tương lai. Để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề giấc ngủ của trẻ nhỏ, ba mẹ hãy dành 5 phút để đọc những kiến thức bổ ích tại bài viết sau đây nhé!
Theo một nghiên cứu tiến hành trên 10.000 trẻ em tại Anh, những giấc ngủ trẻ sơ sinh thất thường, ngủ không an giấc có xu hướng xuất hiện các vấn đề về hành vi như khó khăn trong việc bày tỏ cảm xúc, hiếu động, nghịch ngợm thái quá. Đặc biệt là những em bé ngủ sau 21 giờ sẽ có khả năng hình thành thói quen xấu về sau và có nền tảng xã hội kém hơn những đứa trẻ ngủ sớm, điều độ.
Thực tế, giờ ngủ lộn xộn, thời gian ngủ không đảm bảo ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển về hành vi và nhận thức của trẻ nhỏ, lâu dần sẽ phá hoại sự phát triển của não bộ và khả năng điều chỉnh hành vi, cảm xúc của các con. Vì vậy, ngay từ giai đoạn sơ sinh, ba mẹ cần tập cho trẻ thói quen ngủ khoa học, ngủ đủ giấc để có giấc ngủ chất lượng. Hãy hình thành cho bé thói quen ngủ từ 8 giờ tối mỗi ngày để con có nề nếp sinh hoạt tốt về sau.
Trong năm đầu tiên của con, ba mẹ sẽ đối diện với một số vấn đề thường gặp về giấc ngủ của bé, có thể kể đến như:
Ngủ nhiều không phải là vấn đề quá đáng ngại và lo lắng vì hầu hết trẻ sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ. Các bé sẽ ngủ từ 14 đến 20, thậm chí là 21 giờ một ngày trong năm đầu tiên sau khi chào đời. Đây là việc làm cần thiết có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp trẻ tăng trưởng ổn định.
Tuy nhiên, nếu ba mẹ lo lắng về việc con ngủ nhiều không chịu dậy bú thì có thể can thiệp nhẹ nhàng vào các giấc ngủ ngày của trẻ. Hãy gọi con dậy bằng những động tác nhẹ nhàng như chạm lên khuôn mặt, lau khăn ướt lên má, thay tã, bật nhạc, mở rèm...
Như đã đề cập, trẻ cần ngủ nhiều trong giai đoạn sơ sinh đến 1 tuổi để có thể mau lớn và khỏe mạnh, vì vậy trẻ ngủ ít hơn so với thời gian ngủ thông thường có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu, ví dụ như chậm lớn, chiều cao bị ảnh hưởng, miễn dịch kém, thường trong tình trạng mệt mỏi, không học hỏi được nhiều kỹ năng mới từ xã hội. Trẻ ngủ dưới 10 tiếng 1 ngày được đánh giá là ngủ ít.
Những cơn khóc kéo dài trong 2 tháng đầu đời của con khiến nhiều ba mẹ hốt hoảng và không biết con đang mắc vấn đề gì về sức khỏe. Có nhiều lý do dẫn đến việc con khóc, khó ngủ và một trong những lý do thường gặp đó chính là không gian, môi trường không phù hợp và khiến con không thể sâu giấc.
Nhiệt độ phòng của con có đang quá nóng hay quá lạnh? Quần áo bé quá dày hay mỏng? Ngoài ra âm thanh, ánh sáng lớn, hoặc không khí ngột ngạt, giường cũi chật chội, tã ướt, đói bụng… cũng có là nguyên nhân khiến con trằn trọc và không thể ngủ ngoan.
Trước những giai đoạn trẻ đạt được những dấu mốc quan trọng trong suốt quá trình tăng trưởng, thành công trong việc hình thành các kỹ năng mới như tập bò, tập ăn dặm, tập đi, tập ăn dặm… thì cũng sẽ có những biểu hiện như khóc, quấy, khó ngủ và bỏ ăn. Ngoài ra, trẻ sơ sinh từ 0 đến 2 tháng có thể gặp tình trạng khóc dạ đề, khóc hàng đêm.
Theo nhiều nghiên cứu, trẻ bị thiếu canxi, kẽm thường bị giật mình, bứt rứt, khó chịu và không có những giấc ngủ sâu. Đồng thời các bé mắc bệnh liên quan đến hô hấp, các bệnh về da cũng thường trằn trọc và khó có giấc ngủ dài.
Đối với trẻ sơ sinh, ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm trong việc chăm sóc chất lượng giấc ngủ trẻ sơ sinh. Hãy tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho việc ngủ của con đồng thời quan sát kỹ lưỡng các biểu hiện sức khỏe và đưa con đi khám kịp thời nếu trẻ có những biểu hiện bất thường.
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí