Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Phân biệt biếng ăn sinh lý và biếng ăn bệnh lý
18/12/2021

Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến nhiều ba mẹ phiền não. Biếng ăn không chỉ khiến trẻ chậm lớn mà còn ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể. Tuy nhiên, trong năm đầu tiên của trẻ, biếng ăn có thể biểu hiện của tình trạng bệnh lý và cũng có thể là biểu hiện sinh lý đánh dấu sự phát triển của con. Vậy biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý khác nhau như thế nào? Ba mẹ hãy học cách phân biệt thông qua bài viết sau đây nhé!

Trẻ bị biếng ăn có những biểu hiện gì?

Tình trạng biếng ăn không chỉ bắt gặp ở những em bé lớn mà phổ biến ngay trong giai đoạn sơ sinh. Thông thường trẻ biếng ăn sẽ có những biểu hiện khá rõ ràng như:

  • Bé ăn ít hơn so với bình thường
  • Bé ngậm không nuốt
  • Bữa ăn rất lâu mẹ ba rất mệt
  • Bé khóc, trốn không ăn
  • Ăn xong dễ nôn trớ.
  • Ăn không ngon
  • 3 tháng không có tăng cân

Bé bị biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý

Biếng ăn sinh lý

Biếng ăn sinh lý xuất phát từ sự thiếu chất trong cơ thể từ khi con còn là bào thai. Trong quá trình mang thai, người mẹ không bổ sung đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, sinh non tháng hoặc đủ tháng nhưng rất nhẹ cân. Trẻ nhẹ cân, sinh non sẽ có thể chất không khỏe mạnh, thường có dấu hiệu lười bú, bỏ bú mẹ hoặc bỏ ăn sữa ngoài.

Tình trạng biếng ăn sinh lý còn xuất hiện trong giai đoạn bé đạt được các cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển như: Biết ngồi, biết bò, biết đi, học nói, mọc răng… Giai đoạn này thường gặp ở trẻ 3 đến 4 tháng, 6 đến 8 tháng, 9 đến 12 tháng… Đây là hiện tượng bình thường và trẻ sẽ sớm trở lại thói quen ăn uống cữ sau một vài tuần.

Biếng ăn bệnh lý

Khi cơ thể của em bé tiềm tàng các bệnh lý nguy hiểm, con sẽ có những biểu hiện đau những bộ phận trên cơ thể dẫn đến tình trạng mỏi mệt, khó chịu, quấy khóc, ngủ không sâu giấc. Từ đó, trẻ thường có xu hướng bỏ bữa, chán ăn, trốn ăn. Có một số bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu ăn uống của trẻ, ví dụ như:

Trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống: Viêm amidan, mọc răng, viêm tuyến nước bọt, nấm lưỡi…

Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón… đều có thể khiến bé lười ăn, chậm lớn. Hãy quan sát phân của trẻ một cách thường xuyên để kịp nhận biết tình trạng loạn khuẩn đường ruột của con và có phương án điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch của trẻ dưới 1 tuổi còn non nớt nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công. Vì vậy, con rất có thể mắc các bệnh nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng đường tiêu hóa… Ngoài ra, khi trẻ dùng kháng sinh để trị các bệnh này cũng sẽ khiến khuẩn đường ruột của con bị loạn, từ đó gây chướng bụng, khó tiêu, ăn không ngon.

Nhiễm ký sinh trùng: Tình trạng nhiễm giun, sán trong cơ thể cũng gây nên bệnh lý biếng ăn ở trẻ nhỏ.

Khi mắc bệnh, trẻ sẽ thường chán ăn, bỏ ăn và điều này ảnh hưởng đến thể chất và sự phát triển của bé. Ba mẹ cần mau chóng tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn là do biếng ăn sinh lý, biếng ăn bệnh lý và đưa con tới chuyên gia để kiểm tra sức khỏe và có phương thức chữa trị phù hợp.

Kiểm duyệt bởi: Ths.Bs. Lê Đỗ Mười Thương

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Nhận biết sớm dấu hiệu của trầm cảm sau sinh
Sinh con và được bế bé con trên tay là niềm hạnh phúc của mẹ và cả gia đình đôi bên. Tuy nhiên, không phải phụ nữ nào cũng vượt cạn thành công hay được người thân chăm sóc đầy
Những vấn đề liên quan đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Giấc ngủ trẻ sơ sinh là một trong những vấn đề ba mẹ nên quan tâm hàng đầu trong giai đoạn sơ sinh vì đây sẽ là nền tảng để con có thể chất tốt và trí tuệ nhanh nhạy, sáng dạ trong
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store