Sự xuất hiện của thành viên mới sẽ đem tới niềm hạnh phúc cho cả gia đình, nhưng cũng kéo theo một số ảnh hưởng về sức khỏe cho người mẹ nếu không biết cách chăm sóc đúng cách. Trong giai đoạn ở cữ, mẹ có thể mắc phải những bệnh lý nào? Các mẹ hãy tìm hiểu về 5 căn bệnh hậu sản phổ biến trong bài viết dưới đây để phòng tránh mẹ nhé.
Băng huyết là bệnh hậu sản mà mẹ thường gặp ở mẹ sau sinh. Đây là tình trạng vô cùng nguy hiểm khiến mẹ mất máu. Và sẽ khiến mẹ thường xuyên bị mắc các bệnh đau đầu chóng mặt.
Nguyên nhân có thể là mẹ nạo phá thai nhiều lần hoặc cũng có thể là do cơ thể mẹ bị yếu do không chăm sóc đúng cách.
Mẹ có thể nhận biết nó qua các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt cao, lượng bạch cầu tăng đột biến, tử cung sưng… Trong thời gian ở cữ, phụ nữ không nên đụng nước lạnh vì cơ thể còn yếu, nhưng mẹ có thể dùng nước ấm để lau người và làm sạch cơ thể. Việc không vệ sinh cơ thể rất dễ khiến vi khuẩn tích tụ, tấn công cơ quan sinh dục và sinh sản gây nhiễm trùng.
Ngoài ra, mẹ lưu ý không được nằm than, đặc biệt là trong phòng kín. Nằm than khiến tử cung bị giãn và mất độ đàn hồi, gây chảy máu âm đạo tái phát nhiều lần. Đốt than còn thải ra khí CO rất độc, ảnh hưởng đến hệ hô hấp còn non yếu của trẻ.
Nguyên nhân khiến mẹ mắc phải nhiễm khuẩn hậu sản thường do tình trạng nhau thai còn sót lại trong tử cung sau sinh, nhiễm trùng túi ối, hoặc dụng cụ sinh mổ không tiệt trùng đủ. Đặc biệt là việc quan hệ vợ chồng quá sớm sau khi sinh cũng sẽ gây nên tình trạng này nhé.
Vì vậy, sau khi sinh khoảng 2 đến 3 tuần, tử cung sẽ co bóp đẩy các bộ phận nhau thai còn sót lại ra ngoài dưới dạng sản dịch.
Nếu thấy có dấu hiệu bất thường, mẹ nên đến bệnh viện để thăm khám và xin tư vấn từ bác sĩ ngay nhé.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ nhỏ, vì đó không chỉ là nguồn đề kháng tốt nhất cho bé mà còn là một đặc ân cho người mẹ. Do vậy, những bệnh lý liên quan tới vú vừa ảnh hưởng đến mẹ, vừa gây bất lợi cho sự phát triển của bé.
Tắc tia sữa có thể khiến vú mẹ sưng đau, xuất hiện khối u gây viêm vú, nhiễm trùng. Biểu hiện của bệnh thể hiện ở việc sữa mẹ chảy ra rất ít, sốt, căng tức ngực. Ngoài ra, mẹ cũng có thể thấy nóng rát vùng vú khi cho con bú. Để cải thiện tình trạng khó chịu này, mẹ có thể massage ngực, chườm ấm hoặc dùng máy hút sữa để khơi thông dòng sữa tại nhà.
Bên cạnh các bệnh hậu sản về mặt thể chất, các mẹ có thể đối mặt với những bệnh lý về mặt tinh thần như trầm cảm sau sinh. Phụ nữ mắc phải bệnh lý này thường trong tình trạng buồn bã, lo âu, cảm xúc khó kiềm chế và bị mất ngủ kéo dài. Bệnh rất hay gặp ở những mẹ bị mất con, sảy thai hoặc thường xuyên chăm con vào ban đêm dẫn đến thay đổi nội tiết tố đột ngột.
So với các bệnh lý khác, trầm cảm sau sinh cần tốn nhiều thời gian và cố gắng để chữa trị dứt điểm. Mẹ bầu cần chữa trị bằng thuốc kết hợp với trị liệu tâm lý phù hợp, đồng thời mọi người xung quanh cũng cần ở bên, động viên và chia sẻ giúp người mẹ bớt đi gánh nặng và nỗi lo.
Hành trình sinh con và chăm con khôn lớn có nhiều niềm vui nhưng đồng thời cũng có nhiều căng thẳng. Phụ nữ sau sinh rất dễ gặp phải 5 căn bệnh hậu sản phổ biến trên nếu không đủ kiến thức chăm sóc bản thân. Hy vọng thông qua bài viết trên, mẹ sẽ phòng tránh được các bệnh lý sau sinh và có khoảng thời gian ở cữ hạnh phúc cùng bé yêu.
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí