“Người mẹ là điều tuyệt vời và đẹp đẽ nhất mà tạo hóa đã ban tặng”. Không chỉ giúp thế giới tràn ngập tình yêu, hạnh phúc và yêu thương, người phụ nữ còn đảm nhận vai trò của một người mẹ - Thai nghén, nuôi dưỡng và giáo dục những thế hệ mới. Trong suốt hành trình mang thai, người mẹ đã đánh đổi nhiều thứ để em bé có thể khỏe mạnh chào đời. Hãy đọc bài viết dưới đây để thấy được sự thay đổi sau sinh nhé!
Ở thời điểm vượt cạn, các cơn co thắt tử cung bắt đầu mạnh lên giúp nhau thai tách khỏi tử cung và đưa em bé ra ngoài. Sau sinh, các cơ tử cung bắt đầu co dần lại. Tuy nhiên, bộ phận này không thể phục hồi ngay trong thời gian ngắn. Thông thường, sẽ mất khoảng 2 tuần để tử cung trở lại cảm giác bình thường như trước đây.
Sau sinh, do sự thay đổi nội tiết tố cùng và sự xáo trộn nhịp sinh hoạt, làn da của phụ nữ sẽ có nhiều thay đổi tiêu cực. Trong đó, rạn da, nám, sạm đen, nổi mụn, khô ráp hoặc lão hoá là những dấu hiệu phổ biến nhất. Tuy nhiên, mẹ đừng quá căng thẳng, lo lắng bởi thông thường, những dấu hiệu này sẽ biến mất sau vài tháng nếu được chăm sóc đúng cách.
Mái tóc óng mượt, chắc khoẻ lúc này sẽ nhường chỗ cho sự khô xơ và gãy rụng. Hiện tượng này chủ yếu xảy ra trong thời gian từ 3 đến 4 tháng sau sinh. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone khiến nồng độ estrogen giảm đột ngột. Ngoài ra, giờ giấc sinh hoạt thay đổi khi có con yêu cũng như sự áp lực, chế độ ăn uống chưa khoa học cũng là lý do khiến mẹ rụng tóc nhiều. Thông thường, tình trạng này sẽ cải thiện sau 1 năm tuỳ theo thể trạng và sự chăm sóc của mẹ.
Đây là một trong những thay đổi của cơ thể mà mẹ dễ nhận ra nhất. Ngay khi con yêu chào đời, cân nặng của mẹ sẽ giảm đi bởi nhau thai và nước ối không còn trong bụng. Trong thời kỳ hậu sản, cân nặng sẽ tiếp tục giảm bởi cơ thể sẽ dần đào thải lượng nước thừa trong các tế bào cũng như chất lỏng từ máu thừa.
Sự thay đổi của vùng ngực gắn liền với thiên chức thiêng liêng, cao quý của người mẹ. Đó là tiết sữa cho thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, đi kèm với nó sẽ là cảm giác sưng đau, căng tức. Giải pháp mẹ cần làm để chấm dứt hiện tượng khó chịu này là cho em bé bú và massage ngực đúng cách. Nếu để quá lâu và không giải phóng được lượng sữa ở trong, mẹ có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm như viêm, tắc, nhiễm trùng ngực.
Vòng bụng vẫn to như khi mang thai là điều khiến các mẹ cảm thấy buồn phiền, lo lắng. Có hiện tượng này là bởi trong thai kỳ, cơ bụng của mẹ phải giãn căng ra cùng với sự phát triển của em bé. Sau sinh, cơ bụng của mẹ không thể hồi phục lại như bình thường mà sẽ tiếp tục chảy xệ.
Để khắc phục tình trạng này, có được số đo vòng hai như ý muốn, mẹ cần dành thời gian tập luyện thường xuyên với các môn thể thao phù hợp. Hãy cố gắng kiên nhẫn và chăm chỉ để nhận được kết quả tích cực.
Đây là một trong những bộ phận cơ thể chịu tác động nhiều nhất và thay đổi rõ rệt nhất sau khi sinh con, đặc biệt với các mẹ sinh thường. Vùng âm đạo không còn se khít và rất dễ bị viêm nhiễm. Tuy vậy, mẹ có thể yên tâm bởi thông thường, hiện tượng này chỉ xảy ra trong khoảng 6 tháng đầu. Nếu mẹ chăm chỉ luyện tập thể thao, đặc biệt là bộ môn kegel, bộ phận này sẽ dần thu nhỏ như lúc đầu.
Kinh nguyệt của mẹ sẽ thất thường trong vài tháng hoặc thậm chí vài năm sau sinh. Nếu cảm thấy lo lắng hoặc bắt đầu xuất hiện những tác động không tốt tới sức khỏe, mẹ nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị.
Trong thời gian sinh nở, thành âm đạo bị căng ra và tê liệt trong một thời gian khiến mẹ mất đi cảm giác muốn đi tiểu. Ngược lại, nhiều phụ nữ sau sinh lại mắc chứng són tiểu khó kiểm soát.
Khi sinh con thành công, mẹ đã hoàn thành 1 trong những nhiệm vụ, trách nhiệm, sứ mệnh thiêng liêng nhất của người phụ nữ. Dẫu cơ thể thay đổi sau sinh có nhiều biến đổi nhưng nó quả là xứng đáng để đổi lấy một bé yêu khỏe mạnh, bụ bẫm đang ngủ say trong vòng tay mẹ phải không nào? Luôn quan tâm, chăm sóc thật tốt sức khỏe bản thân để thật hạnh phúc bên thiên thần nhỏ của mình mẹ nhé!
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí