Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Tìm hiểu về ăn dặm kiểu truyền thống
18/12/2021

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống vô cùng thân quen với chúng ta. Vậy mẹ đã hiểu rõ về ăn dặm truyền thống chưa và nên cho con ăn dặm như nào là tốt nhất. Mẹ và ba hãy theo dõi ngay bài viết sau để có câu trả lời.

Ăn dặm kiểu truyền thống

Đây là phương pháp được áp dụng vô cùng phổ biến. Tại Việt Nam từ trước đến nay chúng ta vẫn thường xuyên sử dụng phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống này có những ưu nhược điểm vô cùng nổi bật.

Kiểu ăn dặm này cũng vô cùng đơn giản được thực hiện bằng cách say các loại thức ăn mà tốt cho bé để cho bé ăn dặm. Đó là thời điểm bé chuyển từ hình thức bú sữa, nhận dinh dưỡng từ sữa mẹ sang hình thức tự nhai, tiêu hóa và nhận dinh dưỡng từ thực phẩm. Khi đó bé sẽ tập làm quen với thức ăn thô và ngoài sữa mẹ như các loại tinh bột (bột, cháo, cơm), các loại vitamin từ rau, hoa quả, sữa…

Các giai đoạn trong ăn dặm kiểu truyền thống

  • Giai đoạn 1: Bé từ 6 đến 7 tháng tuổi làm quen với thức ăn dặm.
  • Giai đoạn 2: Bé từ 8 đến 9 tháng tuổi. Mẹ có thể tăng dần độ đậm đặc của các món ăn cho bé, chú ý kết hợp đầy đủ các loại đạm, rau củ trong mỗi bữa ăn.
  • Giai đoạn 3: Bé từ 10 đến 12 tháng tuổi, mẹ hãy tập cho bé ăn cháo nguyên hạt và dần làm quen với các món ăn thô, mềm như chuối, đu đủ…
  • Giai đoạn 4: Bé từ 12 tháng tuổi trở lên. Lúc này mẹ có thể có thể cho bé tập ăn cơm nát đồng thời rèn cho bé kỹ năng dùng muỗng, nĩa để bé có thể tự xúc.

Nguyên tắc ăn dặm kiểu truyền thống

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thời điểm thích hợp để cho bé bắt đầu ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi.

Những dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm:

  • Cân nặng tăng lên nhanh chóng so với lúc mới sinh.
  • Bé đã biết giữ thẳng đầu và có thể ngồi được nhờ sự giúp đỡ của ba mẹ.
  • Bé chú ý vào thức ăn khi thấy ba mẹ đang ăn.
  • Bé có thể kết hợp được các giác quan để cảm nhận được đồ vật (cầm nắm, đưa thức ăn lên miệng).

Những ưu điểm và nhược điểm của ăn dặm kiểu truyền thống

Ưu điểm:

  • Bé sẽ được làm quen với kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn.
  • Khi ăn, bé sẽ được ngồi cùng với các thành viên trong gia đình, tạo cảm giác gần gũi hơn cho bé.
  • Bé được làm quen với các loại thực phẩm nhanh và được trải nghiệm nhiều hương vị hơn.

Nhược điểm:

  • Thời gian đầu bé sẽ có thể bị sụt cân do ba mẹ không phải là người kiểm soát lượng thức ăn của bé.
  • Bé sẽ dễ gặp tình huống bị nghẹn, hóc thức ăn hơn.
  • Ba mẹ cũng sẽ tốn thời gian dọn dẹp và tắm rửa cho bé sau mỗi bữa ăn hơn.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống. Mẹ cần nhớ, ăn dặm là bước phát triển vô cùng quan trọng của con, chính vì vậy mẹ nên tìm hiểu thông tin kỹ càng để giúp con làm quen với thức ăn mới, khi đó con sẽ ăn ngon và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Những quan niệm sai lầm về ăn dặm kiểu truyền thống
Khi trẻ bắt đầu giai đoạn ăn dặm, các mẹ thường băn khoăn chọn lựa phương pháp ăn dặm phù hợp với con. Ngày nay, có nhiều phương pháp ăn dặm hiện đại, tuy nhiên cho bé ăn dặm kiểu
Nguyên tắc chế biến thức ăn dặm cho bé
Dinh dưỡng cho trẻ khi ăn dặm là yếu tố quan trọng giúp bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não. Việc lựa chọn những loại thực phẩm nào và phải chế biến ra sao cho đúng
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store