Khác với các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay, ăn dặm bé tự chỉ huy phân chia các giai đoạn theo từng mức độ mà bé đạt được, bao gồm: Giai đoạn học kỹ năng, phát triển kỹ năng bốc nhón và tập thìa, cuối cùng là giai đoạn hoàn thiện kỹ năng. Thời gian đầu khi bé mới tập ăn dặm, mẹ và bé sẽ gặp nhiều bỡ ngỡ khi lựa chọn phương pháp này. Để chuẩn bị thật tốt, các mẹ cùng tìm hiểu những đặc điểm của giai đoạn “Học kỹ năng” trong bài viết dưới đây nhé!
Với giai đoạn này, bé sẽ mất từ 1 đến 3 tháng kể từ khi bắt đầu tập ăn dặm để học kỹ năng. Mỗi bé có một sự phát triển khác nhau, đến khi bé hoàn thiện kỹ năng tập bốc thì cũng là lúc chuyển sang giai đoạn ăn dặm tiếp theo. Khoảng thời gian dành cho việc học kỹ năng của bé có thể kết thúc sớm hoặc muộn hơn thời gian ước tính nêu trên, vậy nên các mẹ đừng quá lo lắng.
Khi bé ăn dặm được từ 2 - 4 tuần, con sẽ gặp tình trạng lóng ngóng khi sử dụng và phối hợp tay chân trong quá trình ăn uống. Mẹ sẽ thường thấy hình ảnh bé đưa tay ra để với miếng thức ăn nhưng lại vô tình đẩy chúng ra xa hơn, vô cùng ngộ nghĩnh.
Sau thời gian này, bé sẽ cảm thấy hứng thú với việc ăn uống và lượng thức ăn tiêu thụ được cũng sẽ nhiều hơn. Tay của bé sẽ dần trở nên khéo léo và linh hoạt.
Bên cạnh đôi tay xử lý đồ ăn còn vụng về thì bé cũng sẽ gặp khó khăn trong việc đưa thức ăn lên miệng, mẹ sẽ thấy bé thường cắn một miếng quá lớn hay cho nhiều thức ăn. Điều này khiến cho bé dễ bị nôn, ọe trong bữa ăn.
Khi cho thức ăn lên miệng, bé bắt đầu nhai một cách “trệu trạo” nhưng chưa chắc đã nuốt được ngay lập tức, thường thì con hay nhè miếng thức ăn đó đi. Một số bé có thể nuốt được miếng thức ăn ngay ngày đầu ăn dặm nhưng cũng có những đứa trẻ phải mất thời gian lâu hơn từ 1 đến 2 tuần, thậm chí đến 1,5 tháng. Con cần thời gian để biết cách điều khiển các cơ hàm trong việc cắn và nghiền nhỏ thức ăn trước khi nuốt.
Ở giai đoạn tập ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé chỉ mới bắt đầu làm quen với việc chuyển hóa thức ăn ngoài sữa. Do đó, mẹ sẽ thấy bé tiêu hóa ra sản phẩm giống với những gì bé đã ăn. Sau một thời gian thích ứng, khi cơ quan tiêu hóa của bé đã có thể xử lý các thức ăn thô thì phân của bé sẽ tốt dần lên, mẹ đừng lo ngại quá nhiều.
Trong thời gian đầu tập ăn dặm, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho bé. Lượng sữa của bé cần đạt tối thiểu 500ml/ngày. Bé thường hấp thu được ít dinh dưỡng từ thức ăn vì vậy mẹ hãy chú trọng vào các kĩ năng bé tập luyện được thay vì quan tâm lượng ăn của bé.
Một số lưu ý mẹ cần nhớ trong giai đoạn ăn dặm:
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ba mẹ hiểu thêm về giai đoạn “Học kỹ năng” khi ăn dặm bé tự chỉ huy. Tuy là những bước đầu tiên nhưng lại là bước khó nhất vì bé phải tập một kỹ năng mới, cùng kiên nhẫn với con ba mẹ nhé!
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí