Ăn dặm tự chỉ huy BLW là phương pháp đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều mẹ Việt áp dụng. Tuy nhiên, cách chế biến ăn dặm BLW thế nào để đạt hiệu quả cao nhất có lẽ vẫn là băn khoăn của nhiều bà mẹ. Để giải đáp thắc mắc này, các mẹ cần nắm được quy tắc nấu ăn theo từng giai đoạn như sau.
Dựa vào giai đoạn phát triển của bé, chế độ ăn uống theo phương pháp BLW cũng sẽ có sự thay đổi. Cụ thể:
Đây là giai đoạn bắt đầu độ tuổi ăn dặm của bé (5.5 - 6 tháng). Lúc này, các bé mới học được cách cầm nắm và thường có thói quen vứt đồ ăn. Điều này khiến không ít bà mẹ sốt ruột, lo lắng con không ăn được sẽ thiếu chất. Tuy nhiên, khi cho con ăn dặm BLW, các mẹ nên vững tâm và hiểu rõ bản chất của ăn dặm. Lúc này, sữa mẹ vẫn là thực phẩm chính cho bé, việc ăn dặm chỉ là phụ để bé làm quen dần với thức ăn.
Cách chế biến ăn dặm BLW giai đoạn cầm nắm khá đơn giản
Ở giai đoạn này, cách chế biến ăn dặm BLW khá đơn giản, các mẹ chỉ cần tuân thủ theo quy tắc sau:
Đối với rau củ: Các mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với khoai tây, cà rốt, su hào, súp lơ, su su, cải ngồng, bí đỏ, cải thảo, mướp...Đây là những loại rau củ rất tốt cho sức khoẻ và chứa nhiều dưỡng chất. Khi chế biến rau củ, các mẹ cũng nên cắt thành từng miếng nhỏ, vừa tay bé cầm. Để tiết kiệm thời gian, các mẹ có thể chuẩn bị số lượng nhiều, bảo quản trong tủ lạnh (khoảng 1 tuần). Rau củ có thể hấp, xào hay nấu canh. Các mẹ nên thay đổi cách chế biến thường xuyên để bé không cảm thấy nhàm chán.
Chả cá: Khi cho bé ăn chả cá, các mẹ nên chọn loại cá nhiều thịt, ít xương, xay nhuyễn thịt cá với giò sống. Ngoài ra, các mẹ có thể nêm nếm một ít gia vị (thật nhạt) rồi chia nhỏ chả cá thành từng phần ăn để bảo quản ngăn đá. Mỗi lần sử dụng, mẹ chỉ cần rã đông và có thể chiên, hấp, nấu canh tuỳ ý.
Chả giò: Có thể sử dụng chả từ thịt heo, gà, vịt... tốt nhất nên chọn thịt trắng để bé tiêu hoá dễ hơn. Khi làm chả, mẹ nên chọn 7 phần nạc, 3 phần mỡ để tăng thêm hương vị. Chả giò cũng có thể bảo quản đông lạnh tương tự tự như chả cá.
Trứng: Đây là món ăn chế biến đơn giản và được các bé rất yêu thích. các mẹ có thể thêm chút hạt chia khi tráng trứng hoặc chút hành ngò cho thơm mà không sợ bé bị hóc.
Đậu hũ: Món này có thể thái miếng vừa ăn, chiên giòn để bé dễ cầm, nắm.
Canh: Các mẹ có thể cho bé ăn canh từ rau củ luộc, hấp hay các món nấu.
Hoa quả: Bên cạnh món chính, mẹ cũng nên bổ sung hoa quả vào chế độ ăn dặm BLW của bé. Có thể cho bé ăn dưa hấu, táo, lê.... nên ăn sau bữa ăn 1 tiếng.
Sau khi kết thúc giai đoạn cầm nắm, chuyển sang giai đoạn bốc nhón, bé đã có những khái niệm cơ bản về đồ ăn và có sự thích thú khi ăn, nhất là khi mẹ chọn các món phù hợp với sự phát triển của cơ hàm bé. Ở giai đoạn này, bé chưa thực sự cảm nhận được đồ ăn nên ngon hay không. Do đó, việc bé ăn nhiều hay ít không phụ thuộc vào việc mẹ nấu ngon hay dở.
Giai đoạn bốc nhón ăn dặm BLW, mẹ có thể cho bé ăn các thức ăn to hơn
Cách chế biến ăn dặm BLW ở giai đoạn này như sau:
Thịt: Mẹ không cần xay quá nhuyễn thịt thành giò như giai đoạn trước mà có thể xé thịt thành các miếng dài, mỏng hoặc viên tròn lại sao cho lớn hơn hòn bi ve. Các mẹ cũng có thể chuẩn bị thịt băm, chia nhỏ thành từng phần và trữ đông cho tiện. Tuy nhiên, không bảo quản thịt để tủ đông quá 7 ngày để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe bé.
Với thịt, mẹ có thể sốt cà chua, rán, làm chả, làm nem...hoặc chưng mắm tép cho bé.
Tôm: Ở giai đoạn bốc nhón, bé đã có thể ăn được tôm bởi hệ tiêu hoá đã hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn 2 lần/ tuần bởi tôm giàu đạm, ăn nhiều có thể gây khó tiêu. Các mẹ có thể mua 1-2 lạng tôm làm sạch, bóc vỏ và chia nhỏ thành từng bữa để bảo quản. Phần thịt tôm có thể làm chả tôm, chạo tôm, bánh tôm, phần đầu có thể giã nhuyễn, lọc lấy nước nấu canh.
Trứng: Tới giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn các món như trứng hấp thay vì chỉ ăn trứng tráng như giai đoạn trước. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng có thể kết hợp hấp trứng với tôm hoặc với thịt, món này vừa ngon vừa giàu dinh dưỡng.
Khi bé đã được 12 tháng tuổi trở lên, cách chế biến ăn dặm BLW có thể dễ dàng hơn giai đoạn trước.
Với bé mới tập xúc: Các mẹ có thể chuẩn bị món ăn có độ nhão, sệt vừa phải để bé xúc dễ dàng mà không rơi vãi ra ngoài. Một gợi ý cho mẹ là món khoai tây nghiền. Đây là món ăn có độ mịn vừa phải, ít rơi ra ngoài, rất thích hợp cho trẻ mới học cách dùng thìa xúc. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể chuẩn bị cơm nát trộn với trứng, thịt băm để bé tập ăn.
Với bé xúc thành thạo: Việc chuẩn bị món ăn cho bé ở giai đoạn này sẽ nhẹ nhàng và đơn giản hơn bởi kỹ năng nhai của bé đã hoàn thiện, có thể ăn cơm như người lớn. Các mẹ có thể lựa chọn cơm rang, ngô chiên, cơm viên.... để tăng vị giác cho bé.Chế biến đồ ăn dặm BLW mẹ có thể chọn đồ mềm, dễ xúc
Các món thịt: Ở giai đoạn này, mẹ có thể cho bé ăn thêm thịt bò, các món thịt heo nguyên miếng mà không nhất thiết phải xay nhuyễn hay băm nhỏ. Một số gợi ý cho mẹ phải kể với chả bò hấp, thịt lợn chiên giòn, thịt bò xào....
Ngoài ra, với những mẹ khéo tay có thể bổ sung vào thực đơn cho bé các món như chả ốc lá lốt, bò hầm rau củ, thịt sốt cà, canh ngao nấu bí....
Để đảm bảo cách chế biến ăn dặm BLW của bé đạt hiệu quả cao, trong quá trình thực hiện, mẹ cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau:
Rửa sạch nguyên liệu: Do hệ tiêu hoá của bé vẫn còn yếu, miễn dịch chưa tốt nên các mẹ cần chú ý vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi chuẩn bị thực đơn cho bé. Ngoài ra, cần rửa sạch tay, thực phẩm cũng như dụng cụ nấu ăn sạch sẽ trước khi chế biến.
Sơ chế nguyên liệu
Đây là bước quan trọng để loại bỏ các vật chất khó tiêu cho bé như vỏ, rễ, hạt,... Các mẹ cũng cần chú ý cắt nhỏ nguyên liệu để dễ chín và giúp các bé ăn uống dễ dàng hơn.
Nấu chín kỹ
Do hệ tiêu hoá của bé kém nên các mẹ cần nấu chín kỹ các loại thức ăn, nhất là các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, bí trước khi nghiền cho bé. Ngoài ra, ba mẹ có thể áp dụng các phương pháp luộc, nướng, hấp,... để tăng hương vị cho món ăn nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.
Đa dạng các loại thực phẩm
Thời gian đầu bé tập ăn, ba mẹ có thể cho bé ăn một loại nguyên liệu nhằm xác định bé có bị dị ứng với loại nào hay không. Tuy nhiên, khi bé đã quen với các món ăn, các mẹ cần kết hợp nhiều loại nguyên liệu khác nhau để tập cho bé quen mùi vị và bổ sung các món ăn cần thiết cho sự phát triển của bé.
Bảo quản thực phẩm đúng cách
Với các thực phẩm còn thừa, có thể dùng tiếp, ba mẹ nên bọc kỹ, cất vào tủ lạnh để tránh hỏng. Các nguyên liệu tươi sống cần được bảo quản ở ngăn đá. Các loại rau củ nên rửa sạch và cất gọn vào ngăn mát. Thức ăn đã chế biến còn thừa sau mỗi bữa ba mẹ có thể đậy kín, cất vào ngăn mát, khi ăn chỉ cần hâm nóng lại là được.
Với những thông tin trên đây, hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức về cách chế biến ăn dặm BLW phù hợp với từng giai đoạn của bé. Việc áp dụng đúng các quy tắc cũng góp phần giúp bé ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn.
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí