Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Hướng dẫn đầy đủ về ăn dặm theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
18/12/2021

Khi bé bước sang tháng thứ 6 thì lúc này bé có thể ăn dặm được. Tuy nhiêm mẹ đã biết cách hướng dẫn ăn dặm cho bé hay chưa. Nếu mẹ chưa biết hay muốn có thêm nhiều thông tin thì mẹ hãy đọc ngay bài viết này nhé mẹ.

Tìm hiểu về ăn dặm hướng dẫn ăn dặm

Ăn dặm là gì?

Đó là thời điểm trẻ chuyển từ hình thức bú sữa, nhận dinh dưỡng từ sữa mẹ sang hình thức tự nhai, tiêu hóa và nhận dinh dưỡng từ thực phẩm. Khi đó bé sẽ tập làm quen với thức ăn thô và ngoài sữa mẹ như: Các loại tinh bột (bột, cháo, cơm), các loại vitamin từ rau, hoa quả, sữa…

Thời gian phù hợp để bắt đầu hướng dẫn ăn dặm?

Thời điểm “vàng” để cho bé bắt đầu ăn dặm theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Ở giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên, sữa mẹ không còn đủ để cung cấp cho sự phát triển toàn diện cho bé.

Hướng dẫn ăn dặm ba mẹ cần biết

Cho bé ăn từ ít đến nhiều

Thời điểm bắt đầu ăn dặm các mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 5 đến 10ml thức ăn để bé làm quen, sau đó sẽ tăng lượng ăn dần theo nhu cầu của bé. Đồng thời các mẹ cho bé ăn bột loãng, sau đó đến cháo nghiền, cháo nguyên hạt, cơm nát...

Cho bé ăn nhiều bữa trong ngày

Các mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các bữa một ngày, lưu ý rằng số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi

Chế biến đồ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng, hợp vệ sinh

Với các món ăn dặm, các mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm thức ăn gồm: Nhóm cung cấp đạm (thịt, cá…), nhóm tinh bột (gạo, khoai…), nhóm chất béo (dầu, lạc…), nhóm giàu vitamin và chất khoáng (rau, quả…).

Các mẹ lưu ý trong cách chế biến rằng bé càng nhỏ thì thức ăn càng phải xay nhỏ, sau đó có thể cho bé ăn thô dần dần. Ngoài ra, đồ ăn dặm cho bé cũng cần được chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt, chưa đủ kháng lại vi khuẩn.

Ăn dặm hợp với độ tuổi

Trong quá trình ăn dặm, các mẹ nên lên thực đơn cho bé phù hợp với từng giai đoạn khác nhau. Chia thành:

  • Trẻ từ 6 đến 8 tháng: Lựa chọn cho trẻ thức ăn mềm và dễ tiêu.
  • Trẻ từ 9 đến 11 tháng: Có thể bổ sung thêm rau củ, các loại thịt giúp bé ăn ngon miệng hơn.
  • Trẻ từ 12 đến 23 tháng: Bé có thể ăn đa dạng các loại thức ăn, trong một bữa cần cho trẻ ăn đầy đủ 4 nhóm chất.

Hướng dẫn ăn dặm

  • Không nên thêm gia vị vào thức ăn của trẻ dưới 1 tuổi vì cơ quan thận của bé còn yếu, chưa thể chuyển hóa được các tạp chất, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
  • Các mẹ đừng bắt ép bé ăn hết phần ăn mà nên điều chỉnh theo sức ăn của bé.
  • Không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm (từ 3 đến 5 tháng) hay quá muộn (sau 9 tháng), điều này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Trẻ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, cũng như sẽ sớm bỏ bú mẹ, khiến cho các chất đề kháng bị thiếu hụt.

Làm thế nào để con có một sức khỏe tốt và phát triển toàn diện luôn là điều mà các ba mẹ trăn trở. Hãy chuẩn bị kiến thức thật vững chắc cùng với việc kết hợp các nguyên liệu một cách phù hợp theo hướng dẫn đầy đủ về ăn dặm hướng dẫn ăn dặm của Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì hành trình ăn dặm của con sẽ trở nên nhẹ nhàng và thuận lợi hơn nhiều đó ba mẹ nhé!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí

Bài viết liên quan
Các giai đoạn phát triển kỹ năng ăn dặm của bé mẹ nên biết
Sau 1 tuổi, bé có thể ăn các món thực phẩm đủ mọi kích cỡ, hình dáng, cách chế biến. Do đó, việc tập cho bé cách ăn dặm từ 6 tháng tuổi là điều cần thiết, giúp bé điều có thời
Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật nhất định mẹ phải nắm rõ
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều bà mẹ Việt quan tâm bởi nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bé. Phương pháp này vừa giúp bé học cách ăn thức ăn thô sớm hơn, ăn nhạt
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store