Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật nhất định mẹ phải nắm rõ
11/02/2022

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều bà mẹ Việt quan tâm bởi nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bé. Phương pháp này vừa giúp bé học cách ăn thức ăn thô sớm hơn, ăn nhạt tốt hơn cho hệ tiêu hóa và học được cách ngồi ăn nghiêm túc, tập trung. Vậy có các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật nào, cùng chúng tôi tìm hiểu từng giai đoạn qua bài viết dưới đây.

1. Vì sao các mẹ lựa chọn cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp khoa học, hiện đại đang được rất nhiều mẹ Việt Nam quan tâm, áp dụng. Bởi phương pháp này sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, trong đó phải kể tới:

Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật của bé

  • Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé có khả năng ăn thức ăn thô tốt hơn so với các phương pháp ăn dặm truyền thống sử dụng thức ăn xay nhuyễn, mịn.
  • Bé ăn dặm kiểu Nhật sẽ được chuẩn bị đồ ăn riêng từng loại chứ không trộn lẫn như cách truyền thống. Cách làm này giúp bé quen dần với từng loại thực phẩm và giúp mẹ phát hiện được khẩu vị của bé dễ dàng hơn.
  • Ăn dặm kiểu Nhật tốt cho thận của bé bởi phương pháp này hạn chế nêm nếm gia vị vào thức ăn.
  • Với cách ăn dặm kiểu Nhật, bé sẽ tự ngồi ăn, tự cầm thìa xúc thức ăn mà không cần mẹ đút. Các bé cũng sẽ học cách ngồi ăn tập trung và nghiệm túc. Điều này góp phần giúp bé ăn nhanh hơn và tự lập sớm hơn trong việc ăn uống.

Tuy nhiên, cần lưu ý để có thể áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cho bé, các mẹ cần mất khá nhiều thời gian, công sức. Mẹ cũng cần tìm tòi, chế biến nhiều loại thức ăn riêng biệt và phải đa dạng thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé. Điều khó nhất của phương pháp này còn phải kể tới khâu chế biến và bảo quản thức ăn.

2. Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật được chia thành 4 giai đoạn chính theo độ tuổi của bé từ 5 tới 18 tháng tuổi. Mỗi giai đoạn, chế độ ăn dặm của bé sẽ có sự thay đổi về thực đơn và các loại thực phẩm.

2.1. Giai đoạn ăn dặm đầu tiên Gokkun

Đây là giai đoạn ăn dặm dành cho bé từ 5- 6 tháng tuổi. Trong các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật, Gokkun là quá trình mẹ tập cho bé làm quen dần với những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Vì vậy, khi ở giai đoạn này, các mẹ không nên quá cứng nhắc việc phải cho bé ăn bao nhiêu, ăn mấy bữa một ngày,... Thay vào đó, mẹ chỉ cần đảm bảo các món ăn trong ngày của bé có độ mềm, độ mịn như sữa chua để bé làm quen dần.

Một món ăn dặm kiểu Nhật của bé

Ban đầu, hãy cho bé ăn từ từ, từ ít tới nhiều, từ loãng rồi tới đặc dần. Để làm đặc thức ăn, mẹ có thể sử dụng thêm bột năng hoặc bột bắp vào các món rau củ, thịt xay, tỷ lệ pha 1:2 (tương ứng 1 bột nước).

Các loại thức ăn mẹ nên cho bé ăn trong giai đoạn Gokku phải kể tới:

  • Nhóm tinh bột: Thường là cháo, bánh mì, khoai tây, khoai lang, chuối...
  • Nhóm chất đạm: Thực phẩm tiêu biểu như đậu phụ, lòng đỏ trứng gà, phô mai, thịt cá trắng, sữa chua....
  • Nhóm vitamin, khoáng chất: Các loại rau củ quả tươi như cà rốt, súp lơ, bí đỏ, táo, dâu....

Lưu ý khi cho bé ăn dặm trong giai đoạn Gokku:

  • Mẹ hãy chọn thời điểm cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh để bắt đầu hành trình ăn dặm.
  • Ở giai đoạn này, mẹ không cần cho bé bú sữa theo giờ mà có thể chia thành nhiều cữ sữa bổ sung cho những bữa ăn dặm bé không ăn nhiều.
  • Các mẹ hãy lập ra thời gian biểu rõ ràng để giúp bé làm quen và có nhịp sinh lý ổn định.
  • Cần đảm bảo bé có một bữa no trong ngày. Vì thế, mẹ nên cho bé bú hay uống sữa công thức thêm theo nhu cầu của bé.
  • Nên chọn các thực phẩm dễ tiêu khi bé bắt đầu ăn dặm. Một ví dụ cho các mẹ trong giai đoạn Gokku là cháo trắng.

2.2. Giai đoạn thứ 2 MoguMogu

Đây là giai đoạn dành cho các bé 7-8 tháng tuổi. Trong các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật, MoguMogu là thời điểm lưỡi bé bắt đầu hoạt động để làm mềm thức ăn. Lưỡi và vòm hàm sẽ phối hợp nhằm nghiền thức ăn. Vì thế, các mẹ có có thể bắt đầu cho bé ăn những mảnh thức ăn nhỏ thay vì chỉ dùng đồ ăn mềm, mịn như giai đoạn trước.

Trong quá trình thực hiện, mẹ nên theo dõi bé để xem bé có nghiền thức ăn không hay sẽ nuốt chửng. Nếu bé nuốt chửng, mẹ nên để bé tiếp tục ăn dặm ở giai đoạn 1 và điều chỉnh dần từ bột lỏng sang bột sền sệt.

Các nhóm thực phẩm ăn dặm của bé ở giai đoạn MoguMogu phải kể tới:

  • Nhóm chất đường bột: Chủ yếu là yến mạch, cháo, mì,...
  • Nhóm chất đạm: Có nhiều trong thịt cá, lòng đỏ trứng, ức gà, đậu hũ...
  • Các nhóm từ sữa: Phô mai, sữa chua....
  • Nhóm vitamin, chất xơ: Có nhiều trong rau củ quả như xà lách, cải cúc, rong biển, ớt chuông, cam, táo, lê...

Lưu ý cho mẹ khi bé ở giai đoạn MoguMogu:

  • Đây là giai đoạn bé bắt đầu dùng lưỡi và vòm hàm để nghiền thức ăn. Do đó, mẹ hãy bắt đầu chuẩn bị đồ ăn thành các mảnh nhỏ, mềm để bé làm quen dần.
  • Lúc này, bé đã có thể ăn các loại thịt. Do đó, mẹ có thể đa dạng thực đơn cho bé với các món cháo thịt kết hợp.
  • Mẹ có thể tăng số bữa ăn dặm của bé lên 2 lần/ ngày. Sáng có thể cho bé ăn lúc 10 giờ và tối nên bắt đầu trước 7 giờ.

2.3. Giai đoạn 3 KamiKami

Trong các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật, KamiKami là quá trình phù hợp với bé ở độ tuổi từ 9-11 tháng. Lúc này lưỡi của bé đã thành thạo với việc nếm thức ăn. Tuy nhiên, để hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa của bé, mẹ nên chuẩn bị các món mềm tương đương với độ mềm của chuối chín. Giai đoạn này, hãy để bé tự bốc, dùng thìa, dĩa để xúc thức ăn.

Ăn dặm kiểu Nhật giai đoạn KamiKami

Thực đơn cho bé trong giai đoạn này cũng cần đảm bảo đầy đủ 3 nhóm dưỡng chất chính là đường bột, chất đạm và vitamin - chất xơ. Khi chế biến thức ăn, mẹ nên làm đặc hơn một chút, giảm độ sánh mịn. Các loại thực phẩm mẹ cũng nên thái to hơn, cứng hơn để giúp bé tăng phản xạ nhai. Ngoài ra, số bữa ăn dặm cho bé cũng có thể tăng lên 3 bữa/ ngày.

Thực đơn mẹ có thể chuẩn bị cho con:

  • Nhóm tinh bột: Cháo, bánh mì, mì gạo...
  • Chất đạm: Thịt, cá (cá ngừ, cá hồi...), đậu phụ, ức gà...
  • Vitamin - chất xơ: Súp lơ xanh, khoai lang, khoai tây, các loại hạt,....

Lưu ý dành cho mẹ khi con ở giai đoạn KamiKami

  • Ở giai đoạn này, bé sẽ có các biểu hiện ăn phong phú hơn như tự cầm, bốc, đòi ăn, mím chặt miệng, không ăn, nhè thức ăn,... Các mẹ hãy để bé tự nhiên mà không nên quá lo lắng.
  • Ở giai đoạn này, mẹ cũng nên cho bé uống khoảng 500-800ml sữa/ ngày bởi sữa có thể giúp cung cấp 30-40% dinh dưỡng cho bé, còn lại 60-70% sẽ đến từ thức ăn.

2.4. Giai đoạn 4 Paku Paku

Đây là giai đoạn dành cho bé 12-18 tháng tuổi, khi bé đã cai sữa và bắt đầu tập ăn như người lớn. Ở giai đoạn Paku Paku, bé sẽ học các dùng răng cửa để cắn thức ăn. Tùy thuộc vào mỗi bé, tiến độ ăn sẽ khác nhau, vì thế, mẹ không nên nóng lòng mà hãy dành thời gian quan sát bé từ đó điều chỉnh cách chế biến sao cho phù hợp với khả năng nhai, cắn của bé.

Ở giai đoạn này, hành động nhai của bé không đơn thuần chỉ là ăn dặm như ở giai đoạn 3, bé đã có thể căn chỉnh cách cắn, nhai sao cho phù hợp nhất. Vì thế, mẹ có thể đa dạng các món ăn để cải thiện khả năng nhai cũng bé cũng như bổ sung dinh dưỡng tốt hơn cho bé.

Thực đơn cho bé ở giai đoạn Paku Paku

Giai đoạn này, mẹ tiếp tục cho bé ăn đủ các món thuộc 3 nhóm dinh dưỡng chính gồm:

  • Tinh bột: Cháo, cơm, bánh mì,...
  • Nhóm thực phẩm giàu đạm: Thịt gà, đậu phụ, cá....
  • Nhóm chất xơ, vitamin: Súp lơ, cà rốt, đậu, khoai lang, măng tây....

Ngoài ra, mẹ cũng có thể bổ sung bánh ăn dặm vào thực đơn cho bé để vừa tăng cường dưỡng chất, vừa tập cho bé khả năng nhai hiệu quả. Khi chọn bánh ăn dặm, mẹ nên ưu tiên các loại bánh mềm, giòn, có thể tan trong nước và nên chọn sản phẩm hữu cơ để đảm bảo an toàn cho con.

Lưu ý cho mẹ khi bé ở giai đoạn Paku Paku:

  • Trong quá trình áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, các mẹ cần tuyệt đối duy trì ăn nhạt cho bé.
  • Ở thời điểm này, bé có thể ăn 3 bữa/ ngày theo thời gian của người lớn. Nếu bé nhai tốt, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn cơm nát, sử dụng thìa, dĩa để tự xúc thức ăn.
  • Nên cho bé uống thêm 300-400ml sữa/ ngày, ngoài ra có thể bổ sung thêm các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai....

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật thường khiến các mẹ mất khá nhiều thời gian và công sức để chuẩn bị. Tuy nhiên, không thể phủ nhận hiệu quả mà nó mang lại cho sự phát triển của bé. Ngoài ra, để đạt kết quả tốt nhất, các mẹ cũng cần hiểu rõ về các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật, từ đó có biện pháp áp dụng sao cho phù hợp nhất. Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho các mẹ trong quá trình nuôi con khỏe mạnh.

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Các giai đoạn phát triển kỹ năng ăn dặm của bé mẹ nên biết
Sau 1 tuổi, bé có thể ăn các món thực phẩm đủ mọi kích cỡ, hình dáng, cách chế biến. Do đó, việc tập cho bé cách ăn dặm từ 6 tháng tuổi là điều cần thiết, giúp bé điều có thời
Thời điểm nào mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm?
Ăn dặm cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên rất nhiều mẹ bỉm sữa băn khoăn không biết khi nào cho bé ăn dặm. Cho bé ăn dặm ra sao để hấp thụ dưỡng
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store