Ăn dặm cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên rất nhiều mẹ bỉm sữa băn khoăn không biết khi nào cho bé ăn dặm. Cho bé ăn dặm ra sao để hấp thụ dưỡng chất tối đa nhất? Để giải đáp được những thắc mắc trên, mời các mẹ cùng theo dõi ngay thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây!
Theo lời khuyên từ các chuyên gia dinh dưỡng của WHO – Tổ chức Y tế Thế giới, 6 tháng tuổi là thời gian vàng để có thể bắt đầu bổ sung cho trẻ ăn dặm. Việc làm quen với ăn dặm ngay từ nhỏ bên cạnh sữa mẹ sẽ giúp bé khỏe mạnh, cứng cáp và phát triển một cách toàn diện nhất.
Ở trong giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé được phát triển khá hoàn thiện. Bé sẵn sàng hấp thụ các thực phẩm khác thế nhưng sữa mẹ lại có khá ít chất dinh dưỡng để đảm bảo con được lớn khỏe và hoạt động tốt. Do đó, mẹ bỉm cần phải bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho bé bằng cách kết hợp nhiều phương pháp ăn dặm giúp con trẻ dễ dàng thích nghi với thức ăn ngoài. Từ đây tăng cường đề kháng cũng như giúp trẻ cao lớn và khỏe mạnh hơn.
6 tháng tuổi là thời gian quý giá để các mẹ tập cho bé ăn dặm
Đối với trẻ khi đã đủ 6 tháng tuổi, tốc độ phát triển của con cũng tăng lên đáng kể. Bắt buộc các mẹ phải thêm vào thực đơn chế độ ăn dặm khoa học để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con trẻ.
Thế nhưng nhiều bà mẹ lại có suy nghĩ sử dụng phương pháp ăn dặm để bổ sung thật nhiều khoáng chất bên ngoài mà cắt bỏ đi nguồn sữa mẹ tự nhiên. Suy nghĩ này là hoàn toàn sai nha các mẹ bỉm, bởi sữa mẹ vẫn cung cấp một lượng lớn các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Vì vậy chúng ta phải kết hợp song song cả hai nguồn dinh dưỡng cả sữa mẹ và thực phẩm ngoài thì cơ thể trẻ mới có thể tăng trưởng một cách tốt nhất.
Bên cạnh việc xác định đúng khi nào cho bé ăn dặm các bà mẹ cũng cần phải lưu ý một số điều trước khi bắt đầu cho con thực hiện chế độ ăn dặm.
Đây là một vấn đề tiên quyết mà các mẹ không nên bắt ép con ăn quá nhiều khi cân nặng của trẻ tăng chậm hơn những tháng đầu. Yếu tố về cân nặng không hề quyết định nhiều đến sự phát triển của trẻ mà các bậc cha mẹ phải nhìn nhận được nhiều yếu tố như trí tuệ, sự thông minh và lớn khỏe.
Và đặc biệt lưu ý, các mẹ không nên ép trẻ ăn quá nhiều khi con thực sự không muốn. Những lúc đó, mẹ bỉm nên bình tĩnh và chờ đợi khi con thèm ăn thì mới tiếp tục quá trình ăn dặm. Việc bắt ép và lo sợ con không cao lớn sẽ khiến trẻ càng trở lên chán ăn và sợ hãi với việc ăn dặm.
Bên cạnh việc cho ăn dặm thì các mẹ bỉm không nên bỏ qua yếu tố dinh dưỡng là sữa mẹ tự nhiên, mà phải duy trì kéo dài đến khi con ít nhất là 10 tháng tuổi.
Những điều mẹ cần quan tâm khi cho bé ăn dặm
Khi trẻ đang trong giai đoạn 6 tháng tuổi, hương vị phù hợp chỉ là vị sữa mẹ hay mùi vị tự nhiên. Vì thế, ở độ tuổi này, các mẹ nên hạn chế cho con ăn nhiều gia vị để kiểm soát vị giác tránh để các bé xảy ra tình trạng kén ăn và bỏ bữa.
Một lưu ý khá quan trọng trong quá trình ăn dặm mà các mẹ không thể bỏ qua là tác động của môi trường bên ngoài. Với thói quen hay chiều trẻ bằng cách vừa cho ăn vừa làm trò, mở tivi, ipad xem hoạt hình thường thì các mẹ không thực sự để ý nhưng nó tác động khá nhiều đến chất lượng ăn dặm của bé. Việc tạo một môi trường yên tĩnh, lành mạnh sẽ khiến trẻ dễ dàng tập trung ăn và tập thói quen nhai kỹ hơn.
Một cách khá hữu dụng để huấn luyện bé tự lập và tập trung ăn là cho trẻ ngồi ăn trong ghế nhưng bên cạnh đó các bậc cha mẹ cũng phải thật kiên trì và nhẫn nại trong công cuộc giáo dục con trẻ đấy nhé!
Ăn dặm là một thời kỳ vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Thế nhưng nhiều mẹ bỉm lại khá chủ quan và cho rằng phải đến khi bé cứng cáp thì mới bắt đầu cho ăn dặm. Thế nhưng quan điểm đó lại khá nguy hiểm đấy nhé! Việc kéo dài thời gian cho bé ăn dặm sẽ khiến cho tốc độ tăng trưởng và phát triển của trẻ bị hạn chế.
Thời điểm này, sữa mẹ bị giảm dinh dưỡng và không đủ các khoáng chất đáp ứng nhu cầu năng lượng mỗi ngày của các con. Nếu duy trì tình trạng này lâu dần thì sẽ khiến sức đề kháng của bé suy giảm, các con sẽ tiếp thu chậm chạp mà còn dẫn đến còi xương đấy các mẹ!
Không nên cho bé ăn dặm muộn
Nếu như ăn dặm muộn vào giai đoạn này, bé đã khá quen với việc uống sữa mẹ nên việc thay đổi thực đơn sẽ khó tiếp cận thậm chí bé không chịu ăn và thay đổi thói quen. Từ đó dẫn đến việc rèn luyện các kỹ năng nhai kỹ, nuốt, cầm nắm của bé cũng chậm tiếp thu hơn.
Qua một số tác hại của việc ăn dặm muộn, chắc hẳn các mẹ cũng đã hình dung được các tác hại cực kỳ khôn lường đối với sự lớn lên của trẻ. Vì thế, mẹ cần phải có những kế hoạch ăn dặm khoa học và thông minh để bé được tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.
Như vậy bài viết đã trả lời giúp bạn câu hỏi khi nào cho bé ăn dặm. Đồng thời thông tin trên cũng cung cấp những cẩm nang ăn dặm cho trẻ mà các mẹ nên biết. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có thể nắm bắt được quy tắc và thời điểm thích hợp ăn dặm của con từ đó rèn luyện, hình thành được nhiều thói quen tốt cho trẻ.
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí