Trong thực tế, có những trường hợp ba mẹ lo lắng không hiểu lý do tại sao khi các con bước vào giai đoạn ăn dặm lại sụt cân, chán ăn, thậm chí là phát triển không tốt như khi ở trong giai đoạn bú mẹ. Liệu các mẹ đã tuân thủ đúng các nguyên tắc ăn dặm hay chưa? Câu trả lời ở bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp các thắc mắc của ba mẹ.
Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thời điểm thích hợp để cho bé bắt đầu ăn dặm là khi bé tròn 6 tháng tuổi. Các mẹ lưu ý không nên cho bé ăn dặm quá sớm (từ 3 đến 5 tháng) hay quá muộn (sau 9 tháng), điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé về sau. Trẻ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, cũng như sẽ sớm bỏ bú mẹ, khiến cho các chất đề kháng bị thiếu hụt.
Những dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm:
Những ngày đầu tập ăn dặm, các mẹ nên cho bé ăn từ 5ml đến 10ml thức ăn, sau đó lượng thức ăn tăng dần đều theo từng thời điểm. Hệ tiêu hóa non nớt của bé cần thời gian để làm quen với các loại thức ăn mới ngoài sữa mẹ.
Dạ dày của bé từ khi sinh ra chỉ quen hấp thụ sữa vì thế nếu bé ăn thức ăn đặc sẽ khiến bé không kịp thích nghi. Những ngày đầu, các mẹ chỉ nên cho bé ăn bột loãng, sau đó tăng dần độ thô bé sẽ thích nghi nhanh với cách ăn giống như người lớn.
Trong quá trình ăn dặm, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các bữa một ngày, lưu ý rằng số lượng thức ăn và bữa ăn tăng dần theo tuổi và đảm bảo thức ăn hợp với khẩu vị của bé.
Với các món ăn dặm, các mẹ hãy chế biến kết hợp đủ 4 nhóm thức ăn gồm: Nhóm cung cấp đạm (thịt, cá, trứng…), nhóm tinh bột (gạo, khoai, mì…), nhóm chất béo (dầu, lạc, vừng…), nhóm giàu vitamin và chất khoáng (rau, quả…).
Khi chế biến đồ ăn cho trẻ, mẹ hãy lưu ý kích thước đồ ăn cần phù hợp với độ tuổi của bé. Bé nhỏ, chưa mọc răng cần được ăn thức ăn xay nhuyễn, lớn hơn thì mẹ có thể cho con ăn thô. Ngoài ra, đồ ăn dặm cho bé cũng cần được chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh vì hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, không đủ khả năng kháng lại vi khuẩn.
Bé cần hợp tác và tự nguyện trong giai đoạn ăn dặm thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Khi làm quen với các món ăn mới, nếu bé thực sự không muốn ăn, mẹ không nên ép bé. Việc bị ép ăn sẽ khiến bé hình thành phản xạ sợ hãi với việc ăn dặm, điều này gián tiếp khiến cho bé trở nên chán ăn, sụt cân.
Qua những kiến thức về các nguyên tắc ăn dặm cho bé trên đây, hi vọng ba mẹ sẽ biết cách thiết lập cho bé một chế độ ăn dặm chuẩn ngay từ đầu để bé khỏe và cả nhà cùng vui!
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí