Khi con bước vào giai đoạn ăn dặm cũng là lúc mẹ bắt đầu hành trình nhiều thử thách. Giai đoạn này có thuận lợi hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và kiến thức của mẹ. Nếu các mẹ băn khoăn về câu hỏi làm thế nào để lên thực đơn ăn dặm cho con một cách khoa học và hợp lý, các mẹ hãy tham khảo cách sắp xếp trình tự nhóm thực phẩm ăn dặm dưới đây nhé!
Các ba mẹ có thể nhận thấy việc bé đã sẵn sàng làm quen với ăn dặm qua những dấu hiệu sau đây:
Để bé có thể phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, mẹ cần bổ sung đầy đủ cả 4 nhóm thực phẩm trong thực đơn ăn dặm cho bé. Đó là:
Thời điểm bắt đầu ăn dặm các mẹ chỉ nên cho bé ăn từ 5 đến 10ml thức ăn để bé làm quen, sau đó sẽ tăng lượng ăn dần theo nhu cầu của bé.
Những ngày đầu, các mẹ cho bé ăn bột loãng, sau đó tăng độ thô dần dần, từ bột đến cháo nghiền, cháo nguyên hạt, cơm nát... để trẻ thích nghi nhanh với cách ăn như người lớn.
Trong thời gian này, bé chỉ mới tập làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Hai nhóm thực phẩm mẹ nên ưu tiên lựa chọn đó là: nhóm tinh bột và nhóm giàu vitamin, khoáng chất.
Trải qua 1 tháng tập ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé đã dần ổn định. Từ tháng thứ 7 trở đi, bên cạnh các nhóm thực phẩm trên các mẹ có thể bổ sung thêm một số nhóm thực phẩm chứa đạm, chất béo vào thực đơn hàng ngày của bé.
Giai đoạn này, các cơ quan tiêu hóa của bé đã hoàn thiện hơn, các mẹ có thể kết hợp cả 4 nhóm thực phẩm (nhóm tinh bột, nhóm giàu vitamin và khoáng chất, nhóm chất đạm, nhóm chất béo) đan xen và đều đặn trong quá trình ăn dặm của con để bé phát triển khỏe mạnh.
Thông qua việc tìm hiểu kỹ thông tin về các nhóm thực phẩm ăn dặm trong giai đoạn ăn dặm của bé phía trên, hi vọng các ba mẹ sẽ có thêm kiến thức dinh dưỡng và tự tin hơn trong việc cùng con trải nghiệm cột mốc đầu đời thật ý nghĩa. Chúc các con ăn ngoan và lớn nhanh!
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí