Ăn dặm trong giai đoạn 9-10 tháng là vấn đề của trẻ nhỏ được nhiều cha mẹ quan tâm và chú trọng. Bởi trẻ dưới 1 tuổi bắt đầu ăn dặm là giai đoạn đánh dấu bé làm quen và thích nghi với chế độ ăn như người trưởng thành. Vậy mẹ đã biết cách lên thực đơn cho bé 10 tháng tuổi để bé phát triển vượt trội chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới để có lịch ăn trong ngày cho bé dưới 1 tuổi lý tưởng nhất nhé!
Trẻ nhỏ 10 tháng tuổi có thể sử dụng các loại thực phẩm như rau, ngũ cốc, phô mai, sữa chua không đường, thịt,… Tuy nhiên, bé vẫn cần được cung cấp chất dinh dưỡng dễ hấp thu từ sữa mẹ. Hầu hết khi ở độ tuổi này, trẻ đã mọc răng và có thể cắn được một số loại thực phẩm nhưng vẫn chưa thể nhai thức ăn một cách thuần thục. Vậy nên, cha mẹ nên cân nhắc lựa chọn loại thực phẩm mềm, bổ dưỡng phù hợp nhất với trẻ. Và giúp trẻ có thể thực nhiên nghiền thức ăn bằng răng cửa hoặc nướu trước.
Ở lứa tuổi này, trẻ gần như có thể sử dụng một số loại thức ăn tương tự như người lớn. Cha mẹ nên bổ sung đầy đủ đa dạng thực phẩm theo bốn nhóm dinh dưỡng cần thiết để cung cấp cho trẻ khỏe mạnh. Thực đơn cho bé 10 tháng cần đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dĩnh sau đây: Nhóm bột đường, nhóm đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin và chất khoáng. Trong đó, nhóm chất bột đường gồm: Gạo, lúa mì, yến mạch và các loại đậu,… Nhóm chất đạm gồm có: Thịt, cá, cua, tôm, lòng đỏ trứng,… Nhóm vitamin và chất khoáng gồm tất cả các loại thực phẩm rau củ tươi, trái cây. Đặc biệt nên chọn những loại rau có lá màu xanh đậm hoặc các loại quả, trái cây họ cam quýt giúp bổ sung đề kháng cho trẻ.
Chuẩn bị:
Cháo trắng
1 quả trứng gà
20g khoai lang
1 thìa cà phê dầu oliu
Cách chế biến:
- Khoai lang được rửa và làm sạch, gọt vỏ, cắt thành từng khúc nhỏ rồi cho vào nồi đun cùng cháo trắng
- Khi cháo và khoai lang đã chín mềm, mẹ hãy lấy 1 quả trứng gà và đập trứng lấy lòng đỏ, cho vào nồi, rồi khuấy thật đều tay.
- Để nồi cháo sôi thêm 3 - 4 phút rồi tắt bếp.
- Cho 1 thìa cà phê dầu oliu trộn đều vào cháo, để nguội một khoảng thời gian ngắn rồi múc ra bát cho bé ăn.
Chuẩn bị:
Cháo trắng
30g rau ngót
30g thịt heo xay
1 thìa cà phê dầu oliu
Cách chế biến:
- Rau ngót rửa sạch, tách lá, cho vào máy xay xay nhuyễn.
- Cho thịt heo xay vào đun cùng cháo trắng, khuấy đều. Đợi khoảng 5 phút cho nồi cháo sôi để thịt chín nhừ.
- Cho rau ngót xay nhuyễn vào cháo, khuấy đều và đun sôi thêm 2 – 3 phút
- Cho 1 thìa dầu oliu vào cháo, đợi cho cháo nguội một chút rồi múc ra bát cho bé ăn.
Chuẩn bị:
25g cá hồi
20g bí đỏ
40g yến mạch
1 hộp sữa tươi không đường
Cách chế biến:
- Yến mạch rửa sạch, ngâm trong nước khoảng 5 - 7 phút cho mềm
- Cá hồi rửa sạch, bỏ da, rồi sau đó ngâm 20 phút với sữa tươi không đường.
- Gừng cắt lắt rồi bỏ vào hấp cá cho bớt tanh, cá chín đem gỡ thịt sau đó băm nhỏ.
- Bí đỏ gọt vỏ, đem rửa sạch rồi nghiền nhỏ
- Cho yến mạch vào nồi đun sôi với nước.
- Khi yến mạch sôi, cho cá hồi, bí đỏ nghiền nhỏ vào và đun sôi thêm 5 phút thì tắt bếp. Đợi cháo nguội rồi múc ra bát cho bé ăn.
Khi xây dựng lịch trình về chế độ cho bé 10 tháng tuổi, mẹ cần đảm bảo bé có đủ 2 giấc ngủ ngắn vào ban ngày và mỗi đêm ngủ 11-12 giờ. Một số trẻ có thể chỉ ngủ 1 giấc duy nhất vào ban ngày. Nhưng để tốt nhất và đảm bảo cho sự phát triển vượt trội của bé. Mẹ vẫn nên cho bé ngủ đủ 2 giấc vào ban ngày cho đến khi bé được 15 – 18 tháng tuổi.
Để xây dựng cho bé lịch ăn hợp lý, dưới đây là một số thời gian biểu lý tưởng cho bé 10 tháng tuổi mà cha mẹ nên tham khảo:
Thời gian biểu 1
07:00 -Thức dậy và cho trẻ bú (mẹ có thể cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa bột)
09:00 – Cho bé ăn sáng (thực phẩm đặc)
10:00 – Cho bé ngủ (thời gian ngủ ít nhất là 1 giờ)
11:00 – Cho bé bú (sữa mẹ/sữa bột)
13:00 – Ăn trưa (thực phẩm đặc)
14:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
15:00 – Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột theo công thức. Đồng thời cho bé ăn một vài thức ăn vặt
17:00 – Cho bé ăn tối với thức ăn đặc
18:15 – Xây dựng các thói quen trước khi ngủ cho bé bằng cách vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện, nghe nhạc dịu..
19:00 – Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa bột theo công thức và ru bé ngủ
Thời gian biểu 2
07:00 -Thức dậy
07:15 – Ăn sáng (ăn dặm) và cho bé bú thêm sữa mẹ/sữa bột
09:15 – Ăn vặt
10:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
12:00 – Ăn trưa (ăn dặm) và cho bé bú thêm sữa mẹ/sữa bột
14:00 – Ngủ (ít nhất là 1 giờ)
15:30 – Ăn vặt
17:00 – Ăn dặm bữa tối và cho bé bú thêm sữa mẹ hoặc bữa pha
18:15 – Những thói quen trước khi ngủ (vệ sinh cá nhân, đọc sách, kể chuyện…)
19:00 – Cho bé bú với một lượng sữa vừa đủ và ru bé ngủ
Lưu ý: Thời gian biểu này chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, mẹ có thể linh hoạt khi xây dựng lịch trình ăn cho bé phù hợp đáp ứng nhu cầu và giấc ngủ của bé.
Thực đơn cho bé 10 tháng tuổi rất đa dạng với những thực phẩm dinh dưỡng quen thuộc và dễ tìm. Mẹ có thể dễ dàng chế biến đồ ăn cho bé linh hoạt. Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển vượt trội. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung chất xơ và hoa quả trong mỗi bữa phụ cho trẻ. Ngoài nước ép hoa quả, mẹ có thể làm nước ép rau củ tươi cho bé uống xen kẽ với bữa ăn chính. Đây là cách bổ sung chất dinh dưỡng tự nhiên, hiệu quả nhất mà mẹ nên áp dụng giúp bé dễ tiêu hóa, ăn ngon miệng. Chúc các mẹ thành công!
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí