Ăn dặm kiểu Nhật là phương kháp được nhiều mẹ đánh giá cao bởi nó tập cho bé cách ăn uống hợp lý, ăn thô tốt và tìm được niềm vui trong ăn uống. Tuy nhiên, nhiều mẹ vẫn chưa biết cách chế biến thực đơn ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn của bé thế nào hiệu quả. Để giải đáp vấn đề này, mẹ hãy tham khảo một số thông tin dưới đây nhé.
Ăn dặm kiểu Nhật (ADKN) là phương pháp được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của Nhật nghiên cứu, đúc kết nhằm giúp bé phát triển toàn diện ngay từ những năm đầu đời. Với phương pháp này, các bé sẽ được cho ăn những loại thức ăn riêng biệt như tinh bột, thịt cá, rau củ.... thay vì ăn bột như phương pháp truyền thống.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn, mẹ sẽ chế biến thức ăn sao cho phù hợp với các bé như nghiền nhuyễn, thái nhỏ.... Với cách ăn này, bé sẽ cảm nhận được chính xác hương vị của từng loại đồ ăn và bắt đầu học cách nhai, nuốt tốt hơn sơ với việc ăn dặm truyền thống.
Một bữa của bé ăn dặm kiểu Nhật
Bé có thể bắt đầu ăn dặm khi được 5 tháng tuổi trở lên. Với phương pháp ADKN, mẹ có thể áp dụng cách chế biến nhiều thức ăn một lần rồi trữ lạnh theo các nguyên tắc như sau:
Dựa vào độ tuổi của bé, mẹ có thể nấu cháo theo tỉ lệ phù hợp như 1:10, 1:9.... rồi rây cháo theo độ thô phù hợp với bé sau đó cho vào từng hộp nhỏ, bảo quản trong ngăn đá. Lượng cháo đã chuẩn bị, mẹ có thể trữ lạnh 4-7 ngày. Lưu ý, sau khi rây cháo, mẹ cần để cháo nguội hẳn rồi mới bảo quản tránh để nhiệt độ khiến thực phẩm bị hỏng.
Tùy thuộc vào độ tuổi của bé, mẹ có thể điều chỉnh tỷ lệ lượng nước sao cho phù hợp như sau:
Mẹ có thể chuẩn bị các loại nước dashi (nước từ rau củ tươi, cá bào, rong biển...), nước hầm từ xương (xương lợn, nước luộc gà), rồi bảo quản trong ngăn đá dùng dần. Nước dùng sẽ giúp cháo của bé ngon hơn và được các mẹ Nhật lựa chọn dùng cho bé từ khi bắt đầu ăn dặm tới khi lớn.
Để có nước dashi chuẩn kiểu Nhật, mẹ có thể áp dụng theo cách như sau:
Với rau củ, mẹ có thể nghiền qua rây lọc hoặc cho vào máy xay trước khi cho bé ăn. Tuy nhiên, rau củ nghiền bằng bộ rây sẽ ngon hơn.
Rau củ xay nhuyễn theo cách ăn dặm kiểu Nhật
Khi chuẩn bị rau củ, mẹ có thể chuẩn bị đủ cho cả tuần, mỗi loại rau củ nên làm một ít. Sau khi nghiền, mẹ có thể cho vào từng ô của khay đá (loại chuyên dụng đựng thức ăn của bé) rồi cho vào tủ đá cấp đông. Mỗi lần, mẹ lấy từng viên giã đông và chế biến cho bé.
Các mẹ nên mua thực phẩm sạch để đảm bảo độ an toàn, tươi ngon cho bé. Khi mua về, mẹ rửa sạch, có thể dùng thêm máy ozone hoặc nước muối loãng để khử sạch. Sau khi làm sạch, mẹ hãy dùng xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn phù hợp với độ thô của bé để bảo quản thành lượng nhỏ theo từng bữa ăn. Tới bữa, mẹ chỉ cần rã đông qua rây rồi chế biến cho bé là được.
Với phương pháp ADKN, mẹ có thể cho bé tập ăn theo 4 giai đoạn như sau:
Ở giai đoạn này, mẹ chỉ nên cho bé ăn cháo trắng theo tỷ lệ 1:10, được rây nhuyễn qua lưới. Tới tuần thứ 2, mẹ có thể thêm rau vào thức ăn của bé bằng cách sử dụng nước dùng và rau củ nghiền mịn.
Khi bé 5-6 tháng tuổi, lượng ăn của bé nên được điều chỉnh từ ít đến nhiều như sau:
Ở giai đoạn này, bé bắt đầu có thể dùng lưỡi để đẩy thức ăn tuy nhiên chưa thực sự nhuần nhuyễn. Lúc này, mẹ có thể hấp các món rau củ chín mềm, không nhất thiết phải nghiền thành bột mà bé vẫn có thể ăn được.
Các loại rau ăn dặm cho bé 7-8 tháng
Mẹ có thể đa dạng thực đơn cho bé để bé cảm nhận được nhiều hương vị rau củ quả hơn. Ngoài ra, bé có thể thêm thịt cá cho bé nhưng vẫn cần băm hoặc xay nhỏ sao cho phù hợp với độ thô của bé. Nếu cho bé ăn cháo, mẹ nên nấu cháo nguyên hạt theo tỉ lệ 1:7.
Đây là giai đoạn bé có thể nhai thức ăn tốt dù đã mọc răng hay chưa. Vì thế, mẹ chỉ cần nấu thức ăn mềm là bé có thể ăn được, độ mềm tương đương chuối chín.
Với những lớn hơn chút, khi nấu, mẹ có thể cắt thức ăn thành các miếng khoảng 0.5 cm, dài 2cm để bé tự bốc và ăn bằng tay. Cháo cho bé ở giai đoạn này nên là cháo nguyên hạt, nấu theo tỷ lệ 1:5.
Ở độ tuổi 12-15 tháng tuổi, bé có thể ăn 3 bữa chính như người lớn, và có thể ăn được các thức ăn to, cứng hơn. Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn cơm nhão, nát, sau đó tăng dần thành cơm như người lớn.
Lưu ý, ở giai đoạn 12-15 tháng tuổi, bé đã bắt đầu hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu từ thức ăn, hạn chế việc uống sữa. Do đó, mẹ hãy chuẩn bị thực đơn cho bé đa dạng, phong phú. Bé có thể ăn gai vị, nhưng mẹ nên cân nhắc không nên nêm mặn như người lớn, tốt nhất nên sử dụng loại gia vị dành riêng cho bé.
Như vậy, bài viết đã giúp mẹ hiểu rõ hơn về cách chế biến thông thường ADKN theo từng giai đoạn. Các mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé của mình. Chúc bạn thành công.
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí