Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Dinh dưỡng cho trẻ khi ăn dặm
11/02/2022

Những năm tháng đầu đời được xem là khoảng thời gian phát triển tốt nhất cho trí não và nhận thức của con trẻ. Ở giai đoạn này, việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng ăn dặm hàng ngày là vô cùng quan trọng và cần thiết mà các mẹ không thể chủ quan. Vậy các mẹ phải xây dựng chế độ ăn thế nào để đảm bảo quá trình phát triển của con được toàn diện nhất ?

4 nhóm thực phẩm dinh dưỡng ăn dặm mẹ cần biết

Để bé phát triển khỏe mạnh, các mẹ luôn luôn phải chú trọng về các nhóm chất dinh dưỡng để bé hấp thụ một cách tốt nhất.

Nhóm tinh bột

Tinh bột là nhóm chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết, là nguồn chủ lực tạo ra năng lượng cần thiết giúp bé hoạt động suốt cả ngày dài. Những chất này sẽ biến đổi thành đường glucozo cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động trí não đồng thời còn có chức năng quan trọng là sản sinh hồng cầu.

Ngoài thực phẩm tinh bột gạo, mẹ cũng có thể cho con làm quen một số loại tinh bột khác như khoai, ngô, ngũ cốc,…

Thực phẩm nhóm tinh bột

Nhóm chất đạm

Một nhóm chất cung cấp nhiều protein và nâng cao hệ miễn dịch không thể không kể đến chính là chất đạm. Chất đạm giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết đồng thời chống lại nhiều những bệnh lý về tiêu hóa cho trẻ. Theo thống kê của viện dinh dưỡng, các bé bắt đầu ăn dặm từ 6-8 tháng cần phải cung cấp khoảng 16-18g đạm trong một ngày và sau một thời gian khoảng 9-10 tháng sẽ tăng lên 20g đạm trong ngày.

Ở giai đoạn tuổi này, sữa mẹ không thể cung cấp đủ các chất dinh dưỡng mà cần phải có thêm lượng đạm ngoài giúp cân bằng và tăng hệ miễn dịch. Các mẹ nên tham khảo một số loại thực phẩm đạm tốt cho bé như cá, thịt bò, trứng, các loại đậu như đậu nành, đậu đen, đậu đỗ,…

Nhóm chất béo - Nguồn dinh dưỡng ăn dặm thiết yếu

Để giúp bé mũm mĩm và duy trì cân nặng, các mẹ cũng nên bổ sung một số loại chất béo tốt cho sức khỏe vào bữa ăn dặm của bé. Các loại chất béo tự nhiên như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu mè đều rất tốt cho sức khỏe mà còn giúp cơ thể các con hấp thụ được nhiều chất vitamin như A, D, E hay K.

Nhóm chất béo - Nguồn dinh dưỡng ăn dặm thiết yếu

Thế nhưng đôi khi nếu như không được kiểm soát tốt lượng chất béo còn dễ khiến bé dẫn đến tình trạng béo phì và thừa cân trầm trọng. Vì vậy, mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng ít và vừa đủ để cung cấp chất dinh dưỡng chứ không nên tận dụng một cách quá tay.

Nhóm vitamin và khoáng chất

Ngoài các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho trẻ, thì nhóm vitamin và khoáng chất cũng giúp bé tăng sức đề kháng, có đôi mắt sáng cùng với làn da khỏe mạnh. Các khoáng chất sắt kết hợp với protein tạo nên huyết sắc tố giúp vận chuyển oxy cùng với C02 tránh tình trạng thiếu máu ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, hợp chất sắt còn làm tốc độ tăng trưởng của bé nhanh hơn, làm cho xương chắc khỏe và cứng cáp.

Để cung cấp các chất vitamin và khoáng chất, mẹ có thể bổ sung một số thực phẩm như thịt bò, cá, tôm thuyền, sữa và các loại rau xanh cần thiết như trái cây, rau củ, bông cải xanh, đậu nành, khoai tây,…

Trong trường hợp trẻ không thích các loại rau xanh, mẹ có thể nghiền nhỏ để hay thế cho con. Những loại quả được sử dụng phải mềm và được cắt hoặc nghiền nhỏ, ví dụ như bơ, dưa hấu hoặc chuối.

Không chỉ cung cấp các loại thực phẩm mới giúp bé bổ sung vitamin, mẹ nên tận dụng ánh nắng mặt trời tự nhiên vào mỗi buổi sáng sớm để cung cấp vitamin D giúp chiều cao của con tăng nhanh và xương khớp chắc khỏe hơn.

Bí quyết duy trì dinh dưỡng ăn dặm cần thiết cho trẻ

Trong quá trình chế biến khẩu phần ăn dặm cho bé, đôi khi sẽ có những thất thoát khi các chất dễ dàng bị giảm hoặc mất đi mà các mẹ không hề hay biết. Dưới đây sẽ là một số tip cơ bản để mẹ bỉm có thể bảo quản thực phẩm tốt nhất :

  • Khi ngâm và làm sạch các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, bông cải, vitamin sẽ dễ bị hòa tan với nước làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng nên các mẹ nên rửa thực phẩm dưới vòi nước chảy nhỏ để bảo vệ thức ăn một cách tốt nhất.
  • Để tránh tình trạng vi khuẩn có hại xâm nhập vào đồ ăn, mẹ nên bảo quản tủ lạnh từ 0-5 độ để đảm bảo hạn chế vi khuẩn tốt nhất.
  • Sau khi băm, thái các loại thực phẩm thì mẹ nên chế biến ngay để tránh các loại chất dinh dưỡng dễ bị biến chất hay mất hụt vitamin.
  • Mẹ nên chịu khó nấu nhiều bữa cho con một ngày tránh tình trạng nấu một lần rồi hâm lại, điều đó sẽ khiến cho vi khuẩn dễ tích tụ nếu không bảo quản kỹ hoặc hao hụt nhiều chất dinh dưỡng nữa đấy.

Bí quyết duy trì dinh dưỡng cần thiết cho trẻ

Các thực phẩm không nên cho bé ăn dặm

Bên cạnh một số các loại thực phẩm lành mạnh cho trẻ, còn một số loại đồ ăn không tốt, dễ gây dị ứng và cảm giác khó tiêu hóa cho quá trình ăn dặm của bé.

Các mẹ nên cho bé ăn những hương vị tự nhiên thay vì các loại gia vị như đường, bột nêm và đặc biệt là muối. Có thể các mẹ sẽ thắc mắc rằng nên cho gia vị để món ăn sẽ ngon và hấp dẫn trẻ hơn, thế nhưng ở độ tuổi này bé chưa hề cảm nhận rõ được các mùi vị, việc sử dụng nhiều gia vị sẽ khiến cho bé dễ bỏ ăn, chán ăn nếu như các món ăn khác không có gia vị.

Tuyệt đối không cho trẻ ăn mật ong và các thực phẩm cho thành phần chứa mật ong. Không nên cho con ăn những loại quả tròn và nhỏ khi chưa được cắt nhỏ và làm mềm tránh cho trẻ dễ bị hóc thức ăn. Loại bỏ các loại thức ăn chứa nhiều đường ngoại trừ các loại hoa quả và tinh bột có đường tự nhiên.

Qua đây thì chắc hẳn mẹ bỉm đã nắm rõ được chế độ dinh dưỡng ăn dặm cơ bản dành cho trẻ rồi nhé. Các mẹ nên kết hợp tất cả các loại nhóm chất để bé hấp thụ được đủ chất và hay ăn, mau lớn. Đừng quên thường xuyên theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm kiến thức hữu ích khác nhé!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Các giai đoạn phát triển kỹ năng ăn dặm của bé mẹ nên biết
Sau 1 tuổi, bé có thể ăn các món thực phẩm đủ mọi kích cỡ, hình dáng, cách chế biến. Do đó, việc tập cho bé cách ăn dặm từ 6 tháng tuổi là điều cần thiết, giúp bé điều có thời
Các giai đoạn ăn dặm kiểu Nhật nhất định mẹ phải nắm rõ
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều bà mẹ Việt quan tâm bởi nó mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bé. Phương pháp này vừa giúp bé học cách ăn thức ăn thô sớm hơn, ăn nhạt
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store