Trang tin tức cung cấp những kiến thức bổ ích về mẹ và bé
Cơ thể mẹ hình thành và tiết sữa như thế nào?
18/12/2021

Mẹ có bao giờ băn khoăn rằng cơ thể mình hình thành và sản xuất sữa như thế nào? Và vì sao muốn sữa mau về thì phải cho bé bú thật nhiều hay không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu cơ chế hình thành sữa mẹ và một số lưu ý khi cho con bú tại bài viết sau đây mẹ nhé!

Cơ chế hình thành sữa mẹ

Quá trình sản xuất và tiết sữa của mẹ do 4 hormone quyết định, bao gồm estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin.

Estrogen, progesterone giúp bầu vú lớn hơn, sẵn sàng cho việc sản xuất và trữ sữa. Khi mẹ mang thai, cơ thể sẽ giải phóng 2 hormone này. Estrogen làm tăng kích thước, số lượng ống dẫn sữa còn progesterone giúp phát triển nang và tuyến sữa. Khi mang thai, thai nhi còn trong bụng người mẹ, nồng độ estrogen, progesterone cao sẽ ức chế việc sản xuất sữa. Khi em bé chào đời, hàm lượng estrogen, progesterone giảm, cơ thể hiểu được rằng đã tới thời điểm tạo sữa và sẽ sản xuất sữa một cách đều đặn.

Prolactin kích thích hoạt động sản xuất sữa. Khi trẻ mút vú mẹ, cơ thể sẽ bài tiết Prolactin, Prolactin vào máu, tới vú, làm vú sản xuất sữa. Trẻ bú mẹ càng nhiều thì vú mẹ lại càng tạo nhiều sữa. Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm, nên người mẹ nên ngủ và nghỉ nhiều hơn để sữa về đều.

Oxytocin có tác dụng giải phóng sữa ra khỏi bầu ngực. Khi em bé ngậm núm vú và hút, oxytocin co bóp cơ quanh nang, đẩy sữa ra khỏi nang, đi vào các ống sữa, tới núm vú và chảy vào miệng trẻ. Ngoài ra, phản xạ phun sữa còn được tác động khi mẹ gần gũi với con, yêu con, hài lòng về con. Ngoài tác dụng phun sữa, oxytocin còn giúp mẹ co tử cung, hạn chế xuất huyết sau sinh. Prolactin và oxytocin cũng thúc đẩy và hình thành sự khao khát, nhung nhớ và gắn bó của mẹ với trẻ.

Ngoài ra, sữa mẹ có một loại protein đặc biệt được viết tắt là FIL. Protein này có trong vú mẹ, khi hàm lượng FIL trong vú thấp thì cơ thể sẽ sản xuất nhiều sữa hơn, khi hàm lượng cao thì ngưng sản xuất. Do đó các mẹ hãy cho em bé bú cạn mỗi bên ngực rồi mới đổi bên. Điều này không chỉ cho bé nhận trọn vẹn dinh dưỡng trong sữa đầu bữa và sữa cuối bữa mà còn khiến cho cơ thể mẹ kích thích sản xuất nhiều sữa hơn. Nếu bé đã bú no mà vẫn chưa hết sữa thì mẹ hãy vắt sạch sữa còn lại trong vú để vú luôn rỗng, từ đó sữa mới sẽ được thúc đẩy sản xuất nhiều hơn và tiết ra đều.

Khi nào mẹ tiết sữa? cơ chế hình thành sữa mẹ

Khi mang thai, ngực của người mẹ đã sẵn sàng sản xuất sữa. Sữa non đã được sản xuất từ quý 2 thai kỳ cho tới khi trẻ chào đời khoảng 2 đến 4 ngày. Sữa non rất giàu dinh dưỡng, được ví như vắc-xin đầu đời của trẻ, giúp cung cấp hàm lượng dinh dưỡng thiết yếu và rất nhiều kháng thể để bảo vệ trẻ khỏi virus, vi khuẩn.

Sau khi bé chào đời, nhau thai bong dần và cơ thể mẹ sẽ bắt đầu sản xuất nhiều sữa hơn để đủ cho nhu cầu bú của bé. Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 14 sau sinh, mẹ sản xuất ra sữa chuyển tiếp (sữa sau sữa non, có màu nhạt hơn sữa non) và từ ngày thứ 14 trở đi, cơ thể mẹ tiết sữa trưởng thành (sữa màu trắng và loãng). Khi hai bên ngực của mẹ đầy sữa, người ta sẽ gọi là mẹ đã có hiện tượng xuống sữa.

Nên làm gì để có nhiều sữa? Cơ chế hình thành sữa mẹ

  • Cho bé bú trong vòng 1 giờ sau sinh để con nhận được sữa non, cơ thể mẹ kích hoạt cơ chế sản xuất sữa.
  • Cho bé bú khoảng 8 đến 10 lần/ngày, mỗi lần bú cách nhau khoảng 2,5 - 3 giờ
  • Massage, bóp nhẹ đầu ngực để kích thích đẩy sữa.
  • Sau khi bé ti và mẹ vắt sữa xong, hay dùng tay vắt thêm vài phút để đẩy hết sữa còn sót lại trong ngực.

Mong rằng kiến thức trên đây đã cho mẹ thêm hiểu biết về cách cơ chế hình thành sữa mẹ và tiết sữa để nuôi dưỡng bé. Thói quen cho bé bú cạn và bú thường xuyên rất có lợi cho việc thúc đẩy sữa về, vì vậy mẹ hãy cho con bú thật nhiều để kích thích cơ thể sản xuất những dòng sữa dồi dào dinh dưỡng cho bé ăn mẹ nhé!

Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí
Bài viết liên quan
Tác dụng của sữa non có thể mẹ chưa biết
Tác dụng của sữa non là nguồn dinh dưỡng đầu tiên bé được nhận sau khi chào đời. Sữa non được các chuyên gia đánh giá là nguồn sữa đặc biệt quý giá mà trẻ nhất định phải nạp vào
Sự biến đổi sữa mẹ theo thời gian
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các chuyên gia nhận định, không có nguồn dinh dưỡng nào phù hợp hơn với trẻ vì sữa mẹ có khả năng thay đổi
Xem thêm
Đăng ký nhận tin
Đăng ký nhận tin
Gửi
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
Tải app Babiuni miễn phí để được hỏi đáp trực tiếp với chuyên gia
chplayios store