Mẹ không hiểu nguyên nhân ít sữa? Mẹ bối rối, lo lắng và tìm các cách khắc phục nhưng không hiệu quả vì không biết nguyên nhân từ đâu? Hãy điểm ngay những thói quen thường gặp - “thủ phạm” hàng đầu gây ra tình trạng ít sữa ở mẹ sau sinh với bài viết sau đây và né chúng ngay nhé!
Cơ chế tiết sữa của người mẹ được quyết định với 2 hormone chính là Prolactin và Oxytocin. Khi mẹ bị áp lực và căng thẳng quá độ, bộ đôi hormone trên sẽ bị ức chế và giảm xuống, từ đó sữa mẹ sẽ ít dần và cạn. Thực tế, đây là nguyên nhân ảnh hưởng lớn tới tình trạng mất sữa của người mẹ nhưng nhiều gia đình lại coi nhẹ và bỏ qua.
Sữa công thức có hương vị khác sữa mẹ, thơm và ngọt hơn, vì vậy nếu mẹ cho trẻ dùng sữa công thức quá sớm có thể khiến trẻ không có thói quen bú sữa mẹ nhiều. Tần suất bú giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo hormone tiết sữa, từ đó sữa mẹ sẽ mất dần.
Hành động mút, bú đầu ngực sẽ kích thích việc sản sinh Oxytocin - Hormone quyết định quá trình tạo và tiết sữa của người mẹ. Vì vậy, nếu bé quen với cấu trúc ti giả, thường xuyên ngậm ti giả thì việc tiếp xúc của mẹ và bé cũng sẽ bị gián đoạn. Mẹ ít cho bé bú, ít cho bé mút ti thì sữa cũng sẽ sớm cạn dần.
Móng giò có nhiều dinh dưỡng, là món ăn truyền thống dùng để kích sữa nhưng không có nghĩa ăn càng nhiều càng tốt. Việc ăn quá nhiều một loại thức ăn khiến mẹ dễ ngán, lâu dần đâm ra hoảng sợ và stress trong việc ăn uống.
Bên cạnh đó, việc bổ sung dinh dưỡng thiếu cân bằng, quá nhiều chất béo cũng ảnh hưởng để khả năng tiết sữa của người mẹ. Sữa người mẹ chỉ được tiết đều và chất lượng khi cơ thể mẹ được bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm như đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, chất xơ. Hãy tăng cường các loại rau xanh, hạt, ngũ cốc, đậu, thịt nạc, gia cầm để ngăn ngừa tình trạng mất sữa sau sinh.
Ngoài ra hãy tránh các nhóm thực phẩm như măng chua, đồ có cồn, chất kích thích, gia vị mạnh như tỏi, ớt, đồ nhiều dầu mỡ để tăng chất lượng sữa, kích thích nhu cầu bú của trẻ.
Những bệnh liên quan đến tuyến vú như áp xe vú, viêm tuyến vú do tình trạng tắc sữa sẽ ảnh hưởng lớn đến tình trạng tiết sữa của người mẹ.
Tình trạng rối loạn nội tiết ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và tiết sữa của sản phụ sau sinh, đồng thời tình trạng thiếu máu khiến cơ thể mẹ gặp khó khăn trong việc tiết sữa. Những bà mẹ thiếu máu sẽ thường có biểu hiện mệt mỏi, lờ đờ, yếu ớt.
Trẻ sơ sinh trong giai đoạn từ 0 - 2 tháng có dạ dày khá nhỏ, vì vậy con có thể bú mẹ một cách lắt nhắt với lượng sữa nhỏ mỗi lần. Tuy nhiên, nếu bé đã lớn hơn mà vẫn bú lắt nhắt thì điều này sẽ khiến cơ thể hiểu lầm rằng mỗi cữ bú và nhu cầu của con chỉ như vậy, từ đó hạn chế tiết sữa.
Khi bầu sữa mẹ chưa đầy mà mẹ đã dùng máy hút sữa, hoặc mẹ dùng lực quá mạnh sẽ gây nên tình trạng tổn thương đầu ngực. Bên cạnh đó, việc dùng máy hút sữa quá nhiều sẽ hạn chế cơ hội bú mẹ trực tiếp của bé, từ đó hormone oxytocin sẽ giảm dần và cơ thể mẹ cũng ngưng việc tiết sữa.
Cơ thể người mẹ sinh non chưa hoàn thiện hệ thống sản xuất sữa, vì vậy có thể sản sinh ít sữa hơn nhu cầu của bé. Ngoài ra, những cơn đau sau phẫu thuật cùng dư lượng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau cũng gây ra nhiều cản trở cho sự hoạt động của tuyến sữa.
Nhìn chung, nếu không mắc các bệnh lý nghiêm trọng liên quan đến tuyến vú thì việc nguyên nhân ít sữa cho bé bú, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ kích thích sữa về nhiều. Còn nếu mẹ đã tích cực áp dụng cách trên mà sữa vẫn khan và ít thì mẹ có thể gặp gỡ bác sĩ để được tư vấn, chăm sóc phù hợp.
Tải Babiuni - Được tư vấn chăm sóc trẻ bởi chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu: Tải App miễn phí